Thỏa thuận hạt nhân lịch sử Tehran sẽ chỉ là “lời hứa”?

Ý Thơ| 21/01/2016 13:36
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sự thành công của thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 thực chất là một sự nhượng bộ. Nhưng một loạt động thái của Mỹ và Iran trước và sau ngày 16/1 khiến người ta tỏ ra hoài nghi...

Sau nhiều lo ngại khả năng thực hiện thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran với nhóm P5+1 “khó trở thành hiện thực” bởi một loạt động thái cùng tuyên bố cứng rắn của Washington và Tehran diễn ra từ sau ngày 14/7/2015, cuối cùng Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã nhất trí dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran vào ngày 16/1.

Như vậy, sau hơn 35 năm, cuối cùng quan hệ thù địch giữa phương Tây và Iran đã lật sang một trang mới. Các lệnh cấm vận kinh tế được dỡ bỏ đồng nghĩa với việc mở một “cánh cửa” cho Tehran bước vào tiến trình tái hội nhập thế giới, đặc biệt là cơ hội xác lập lại ưu thế của mình trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Thỏa thuận hạt nhân lịch sử Tehran sẽ chỉ là “lời hứa”?

Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei

Thế nhưng, nếu như Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei từng ca ngợi thỏa thuận hạt nhân mới tạo nền tảng cho những tiến triển xa hơn, thì đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đây lại là một “sai lầm của lịch sử". Theo ông, việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ giúp Iran có được hàng tỷ USD, và chúng có thể được dùng để “chế tạo cỗ máy khủng bố, bành trướng và gây hấn ở Trung Đông" cũng như toàn cầu.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với mối quan hệ đối địch giữa Tehran và Jerusalem. Và chắc hẳn, trước thành công của “kẻ thù không đội trời chung” tại Trung Đông, sự tức giận của Israel không phải điều khó đoán.

Còn nhớ, 10 năm trước, trong buổi mít tinh trước 3.000 sinh viên tại Bộ Nội vụ ở Tehran, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã nhắc lại lời Giáo chủ Ayatollah Khomeini: “Israel phải bị xóa tên khỏi bản đồ thế giới”. Không dừng lại ở đó, ông còn lớn tiếng: “Và theo ý nguyện của Chúa, có thế lực của Chúa giúp sức, chẳng bao lâu chúng ta sẽ sống trong một thế giới không có Hoa Kỳ và chủ nghĩa Zion”. Câu nói này đã khiến lửa tức giận bùng lại tại một số nước chủ chốt ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Israel. Khi đó, một số nhà lãnh đạo cho đó chỉ là sự “quá khích”, còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Sean McCormack thì cho rằng, điều này chứng tỏ lo ngại về tham vọng hạt nhân của Tehran là hoàn toàn có cơ sở.

Khi bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 - bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, và Đức - đạt được vào tháng 7/2015, nhiều nhà phân tích dự đoán việc thực hiện trên thực tế là khó khả thi. Đặc biệt, vào cuối năm 2015, quan hệ Washington - Tehran có dấu hiệu “nổi sóng lớn” khi Nhà Trắng có kế hoạch áp đặt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty và cá nhân tại Iran cũng như ở nước ngoài bị cáo buộc liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran. Còn phía Iran thì tỏ thái độ “phớt lờ” và bị xem là “đầy thách thức và khiêu khích” khi tiếp tục tiến hành các vụ thử nghiệm tên lửa - động thái mà Mỹ cho là vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Thực chất, sự thành công của bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Tehran và nhóm P5+1 mang màu sắc của một sự nhượng bộ. Sau vụ phóng thử tên lửa Emad vào tháng 10/2015, khi truyền thông đưa tin Washington cho biết sẽ xem xét và đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đưa ra biện pháp trừng phạt Iran, Tehran khẳng định sẽ “đáp trả”. Trong thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehghan, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố “lực lượng vũ trang của Iran cần nhanh chóng gia tăng đáng kể sức mạnh tên lửa” bởi chính phủ Mỹ “đang theo đuổi các chính sách thù địch và can thiệp trái phép”. Điều này cho thấy, nếu như cả Washington và Tehran đều nhất quyết không chịu “nhường bước trước đối thủ”, thì kể cả dù có đạt được bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử đi chăng nữa, việc thực thi nó là điều vô cùng khó khăn.

Thỏa thuận hạt nhân lịch sử Tehran sẽ chỉ là “lời hứa”?

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu

Mới đây, ngày 16/1, khi IAEA xác nhận Iran đã tuân thủ đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận và thực hiện dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng thực tế thỏa thuận chỉ là “một lời hứa” và nó chẳng giúp ích gì cho việc ngăn chặn Tehran từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí nguyên tử của mình.

Còn Mỹ, ngày 18/1, Bộ Tài chính nước này đã tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào 11 công ty và cá nhân được cho là đã hỗ trợ Tehran thực hiện chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Iran. Trong bối cảnh Iran vừa tuyên bố thả 5 tù nhân người Mỹ cũng như việc Mỹ và EU dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt cũ, hành động của Washington có vẻ như là một “sự khiêu khích” và “như một lời nhắc nhở người dân Iran rằng không thể tin tưởng Mỹ”- theo nhận định của Mohammad Marand, giáo sư tại Đại học Tehran.

Thực chất, sự thành công của bản thỏa thuận mang màu sắc một sự nhượng bộ. Sau vụ phóng thử tên lửa Emad vào tháng 10/2015, Tehran khẳng định sẽ “đáp trả” nếu Washington đưa ra biện pháp trừng phạt mới. Còn Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố lực lượng vũ trang Iran “cần nhanh chóng gia tăng đáng kể sức mạnh tên lửa” bởi Mỹ “đang theo đuổi chính sách thù địch và can thiệp trái phép”. Điều này cho thấy, nếu Washington và Tehran đều nhất quyết không “nhường bước trước đối thủ”, thì dù có đạt được bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử đi chăng nữa, dù lệnh trừng phạt cũ được dỡ bỏ, việc thực thi cũng chỉ là “mơ ước xa vời”.

Thỏa thuận hạt nhân lịch sử Tehran sẽ chỉ là “lời hứa”?

Liệu rằng bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử của Iran và nhóm P5+1 sẽ chỉ là lời hứa?

Mới đây, ngày 16/01, khi IAEA xác nhận Iran tuân thủ đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận và thực hiện dỡ bỏ lệnh trừng phạt, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên tiếng chỉ trích thỏa thuận chỉ là “lời hứa” và rằng Tehran sẽ không từ bỏ tham vọng hạt nhân. Còn Bộ Tài chính Mỹ ngày 18/1 đã áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm các cá nhân và tổ chức bị cáo buộc liên quan đến chương trình phát triển tên lửa của Iran. Trong bối cảnh này, hành động của Washington có vẻ giống như một “sự khiêu khích”. Thậm chí, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã cảnh báo cần “cảnh giác trước sự giả dối và phản trắc của một số quốc gia ngạo mạn, đặc biệt là Mỹ, trong vấn đề hạt nhân và những vấn đề khác”.

Lo ngại của Israel lẫn Mỹ có lẽ sẽ còn tiếp tục gia tăng khi ngày 19/1, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Ali Akbar Salehi cho biết sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân mới trong tương lai gần. Và câu chuyện về bản thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran với nhóm P5+1 liệu có trở thành “lịch sử”, thậm chí chỉ là “lời hứa suông” - như lời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - hay không, tất cả đều phụ thuộc vào thái độ và hành động của các bên, đặc biệt là Washington - đồng minh và Tehran!

Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 7/2015, Iran phải cắt giảm mạnh các hoạt động hạt nhân và chấp thuận các cuộc thanh sát mới để đổi lại việc được dỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt của Phương Tây và quốc tế.

Iran sẽ phải giảm 2/3 số máy ly tâm được sử dụng để làm giàu uranium, loại bỏ khả năng Tehran sử dụng nguyên liệu này để chế tạo bom nguyên tử.

Cụ thể, trong vòng 15 năm, Iran chỉ được sở hữu không quá 300kg uranium làm giàu tối đa 3,67%. Nhà máy hạt nhân ở Arak cũng chỉ được sử dụng vào mục đích hòa bình.

Mọi nhiên liệu hạt nhân phải được đưa ra khỏi Iran trong khi nhà máy này còn hoạt động. Đổi lại, các nước P5+1 sẽ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt Iran từ năm 2006 trong lĩnh vực thương mại, công nghệ, tài chính và năng lượng.

thông báo sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân mới có công suất 1.000 MW trong tương lai gần. Ngoài ra, Iran sẽ hợp tác với Trung Quốc xây dựng thêm hai nhà máy điện nhỏ khác.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thỏa thuận hạt nhân lịch sử Tehran sẽ chỉ là “lời hứa”?