Tối 3/3, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắt giữ Alparslan Celik, người tự nhận đã giết chết phi công lái chiếc Su-24 của Nga hồi tháng 11 năm ngoái.
Sau vụ máy bay ném bom Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hồi tháng 11 năm ngoái do cáo buộc vi phạm không phận. Alarslan Celik, công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã tự quay một đoạn video và khẳng định rằng, hắn đã giết được phi công Nga. Celik được biết đến là một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tham gia vào cuộc chiến chống lại lực lượng chính phủ Syria.
Alarslan Celik, công dân Thổ Nhĩ Kỳ
Trong video, hắn biện minh rằng, “Phi công đó dội bom chúng tôi 5 phút trước khi máy bay bị chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Những người anh em của chúng tôi phần bị giết, phần bị thương. Tôi không bao giờ chấp nhận một kẻ đã đánh bom giết hại người Turkmen” - Celik nói.
Moscow từng đề nghị Ankara bắt Celik và kết tội tên này vì giết phi công Nga. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kì phớt lờ yêu cầu này, do đó, trong thời gian qua, Celik vẫn tự do đi lại ở Thổ Nhĩ Kì và thậm chí còn cả Syria.
Tuy nhiên, tối 30/3, Celik bị bắt tối 30/3 khi đang ăn uống tại một nhà hàng ở TP Izmir, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ cùng 12 người khác. Lý do không được nhà chức trách tiết lộ.
Chính quyền Moscow vẫn chưa xác nhận thông tin về vụ bắt giữ. Nhưng theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, Moscow sẽ xem xét báo cáo này và theo dõi chặt chẽ vụ việc.
Trở lại vụ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, tại Syria vào ngày 24/11/2015, trong khu vực cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4km, 2 phi công điều khiển Su-24 đã kịp thời nhảy dù trước khi máy bay phát nổ. Tuy nhiên, một phi công đã bị bắn chết khi hạ cánh, người còn lại sống sót.
Thi thể Trung tá Oleg Peshkov, viên phi công xấu số đã được đưa về quê nhà ở Nga và được nhà nước trao huy chương Sao vàng, danh hiệu danh dự cao quý nhất của Nga.
Vụ việc khiến quan hệ láng giềng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Moscow cho rằng hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là cố ý và đã dẫn tới cái chết của viên phi công nước này.
Theo đó, Nga áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có cấm nhập khẩu thực phẩm, và gần đây đã đưa vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ triển khai binh sĩ đến Iraq lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để phản đối. Đồng thời, yêu cầu Ankara xin lỗi, đền bù và cam kết rằng vụ việc tương tự sẽ không bao giờ tái diễn.
Tuy nhiên, với cáo buộc Nga xâm phạm không phận, chính phủ Thổ Nhĩ chối xin lỗi hay bồi thường đồng thời tuyên bố sẽ hành động tương tự nếu tình trạng tương tự tái diễn.