Chiếc ghế điện tử thần và những điều chưa biết (Kỳ 1): Lịch sử của chiếc ghế tử thần

Hoàng Hà| 25/02/2015 10:01
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Lịch sử ghi nhận chiếc ghế trở thành một trong những phương thức giúp các phạm nhân bị án tử hình ra đi "êm ái" hơn, nhưng không phải ai cũng biết được lịch sử ra đời và những câu chuyện kịch tính xung quanh chiếc ghế điện này.

Xã hội ngày càng phát triển, quan niệm của người Mỹ về hành quyết cũng dần thay đổi. Từ thời còn là thuộc địa của Anh cho đến những năm đầu lập quốc, các bản án dành cho tội phạm rất nghiệt ngã.

Trước thế kỷ XIX ở Mỹ, những người phạm tội nghiêm trọng sẽ bị hành hình công khai, thông thường là treo cổ, một số trường hợp sẽ bị thiêu sống hoặc chặt đầu. Người không đi lễ nhà thờ sẽ bị cùm ở giữa trung tâm thành phố vài ngày liền, phụ nữ dám chì chiết chồng có thể bị xuyên thanh sắt qua lưỡi hoặc bị đeo lồng sắt vào đầu, mồm bị bịt để không thể nói được.

Thậm chí, cả những người phạm tội nhẹ cũng vừa bị phạt về thể xác vừa bị làm nhục trước đám đông…

Tuy nhiên, các tòa án ở Mỹ dần dần quyết định áp dụng hình thức hành quyết ít man rợ hơn. 

Đầu thế kỷ XIX, pháp luật cấm không cho tử hình nơi công cộng. Người dân cũng không còn hứng thú với các vụ hành hình công khai. Đa phần cho rằng, dù tội phạm gây ra tội ác thế nào thì cũng nên thực hiện công lý tránh đổ máu, càng yên lặng và nhân văn càng tốt.

Chiếc ghế điện tử thần và những điều chưa biết (Kỳ 1): Lịch sử của chiếc ghế tử thần

Hình thức treo cổ trước thế kỷ XIX ở Mỹ

Hình thức treo cổ có vẻ đáp ứng được những yêu cầu trên, nhưng hình thức này cũng gặp phải một số vấn đề riêng. Đó là, nếu khoảng cách rơi nếu quá ngắn sẽ không tạo đủ lực để làm gãy cổ tội phạm, khiến người này bị bóp nghẹt từ từ, đôi khi giãy giụa tới 20 phút còn khoảng cách rơi mà quá dài sẽ tạo ra quá nhiều lực và vô tình sẽ biến thành hình phạt chặt đầu…

Trong bối cảnh đó, yêu cầu về phương thức hành hình nhân đạo được đề ra.Alfred Southwick - một nha sĩ ở New York, sau khi chứng kiến cảnh một người bị chết do rơi vào máy phát điện đã đề xuất ý tưởng: “Chết do bị điện giật có lẽ là cách chết nhanh nhất và không đau đớn. Nó có thể được dùng thay thế hình thức treo cổ”.

Cũng trong thời điểm đó, tiến sĩ George Fell cũng có kết luận tương tự.

Tiến sĩ Fell và nha sỹ Southwick gặp nhau tại một cuộc họp của hội khoa học thành phố Buffalo. Sau khi trao đổi ý tưởng, họ quyết định đến gặp đại tá Rockwell - chủ tịch Hội ngăn chặn đối xử tàn bạo với động vật.

Họ nói với ông Rockwell rằng, cái chết bằng điện là phương pháp nhân văn và hiệu quả hơn là dìm vào nước khi muốn loại bỏ những con vật vô ích. Ông Rockwell đồng ý với ý kiến đó.

Năm 1882, Southwick và Fell bắt đầu hàng loạt thí nghiệm đối với động vật ở thành phố Buffalo rồi đăng kết quả nghiên cứu lên các tạp chí khoa học.

Nha sĩ Southwick cũng đã trình bày kết quả thí nghiệm với Daniel MacMillan- thượng nghị sĩ bang New York. MacMillan cực kỳ ấn tượng với ý tưởng này.

Thượng nghị sĩ Daniel MacMillan nhanh chóng trình bày ý tưởng với Thống đốc bang New York- ông David Bennet Hill, và thuyết phục được thống đốc.

Đến năm 1886, ông Hill đã chỉ định một ủy ban điều tra và báo cáo về những phương pháp hành hình tù nhân khả thi và nhân văn nhất. Trong báo cáo 95 trang, ủy ban chỉ ra rằng hành hình bằng điện là lựa chọn tối ưu và báo cáo đề xuất sửa đổi luật hình sự, thay treo cổ bằng xử tử bằng điện.

Chiếc ghế điện tử thần và những điều chưa biết (Kỳ 1): Lịch sử của chiếc ghế tử thần

Ghế điện đã trở thành nhân chứng cho lịch sử tư pháp Mỹ

Thống đốc Hill ký dự luật hình sự sửa đổi ngày 5/6/1988 và sẽ áp dụng từ ngày 1/1/1889.

Kể từ khi ra đời, ghế điện đã trở thành nhân chứng cho lịch sử tư pháp Mỹ, là cái ghế cuối cùng mà tù nhân, từ những kẻ giết người cho đến những tội phạm chính trị, ngồi lên trước khi sự sống lìa xa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chiếc ghế điện tử thần và những điều chưa biết (Kỳ 1): Lịch sử của chiếc ghế tử thần