Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội

Hoàng Hà| 13/01/2015 10:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tất cả mọi con mắt đều đổ dồn về phía người nhân viên kỹ thuật của phòng thí nghiệm Raymond Clark III. Anh ta trở thành nghi can số một cho vụ án này.

Trong cuộc chất vấn đầu tiên với Clark, anh ta phủ nhận việc nhìn thấy Le vào ngày cô mất tích và để chứng minh điều này, Clark phải làm một cuộc kiểm tra nói dối do các thám tử đưa ra.

Khi cơ quan điều tra hỏi: "Anh có biết Le ở đâu không?", thì tín hiệu điện tim đồ của Clark có dấu hiệu thay đổi.

Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội

Annie Le hạnh phúc bên chồng sắp cưới nhưng ngày cưới của cô lại là ngày cảnh sát tìm thấy xác cô

Tuy nhiên, anh ta cũng là một kẻ khá tỉnh táo khi yêu cầu được nói chuyện với luật sư. Điều này, giúp Clark kết thúc cuộc chất vấn ở đây. Mặc dù có nhiều điều muốn hỏi anh ta, nhưng đây là điều mà cơ quan điều tra không lường trước được.

Vào hôm xác của Le được phát hiện, Clark vẫn tham gia vào trận đấu bóng tranh vé vớt ở trường. Theo quan sát của các thám tử, anh ta vẫn tỏ ra rất vui vẻ, thoải mái và cười nói như không có chuyện gì xảy ra.

Sau trận đấu, Clark vẫn chở người thân tới hội chợ hoa quả và vui vẻ thăm thú. Lúc này, các thám tử bí mật đi theo anh ta.

Trong ngày tiếp theo, các thám tử quyết định gặp gỡ Clark và thuyết phục anh ta nói chuyện để đưa vụ án này đi tới hồi kết. Họ cũng hi vọng anh ta sẽ có một thái độ hợp tác hơn trong cuộc chất vấn lần này.

Thứ 3 ngày 15/9, với một tờ giấy ủy quyền, cơ quan điều tra có được mẫu ADN của Clark. Trong khi đợi kết quả chính thức, cơ quan điều tra và báo chí đang cố gắng tra hỏi Clark về sự thật của vụ án. Nhưng anh ta vẫn tỏ ra khá bình tĩnh trước những áp lực rất lớn này.

Tin tức Clark đang là tình nghi số 1 cho một vụ án giết người khiến những đồng đội trong đội bóng của anh ta thấy hoang mang. Clark là cầu thủ mới vào đội thế nên các bạn anh ta cũng chưa hiểu nhiều về cầu thủ này.

Chính vì thế mà khi phóng viên tiếp cận hỏi thông tin về Clark thì những cầu thủ còn lại trong đội không ai đưa ra được thông tin mà phóng viên cần. Họ chỉ biết anh ta là một người khá phức tạp, nhưng vì có tài năng chơi bóng nên họ cũng không để ý tới điều này nữa.

Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội

Mọi người đều không cầm nổi nước mắt trong đám tang cô nghiên cứu sinh gốc Việt

Cuối cùng, kết quả ADN của Clark cũng được công bố. Cơ quan điều tra kiểm tra mẫu AND này với mẫu máu vương trên quần áo của Le và thấy có sự tương đồng.

Chưa dừng lại ở đó, họ còn phát hiện ra tóc của Le trên quần áo của Clark, cũng như tìm thấy ADN của Clark trong một cây bút bên dưới thi thể Annie Le.

Ngay lập tức, sáng ngày 17/9/2009, Clark bị bắt tại khách sạn Super 8, thành phố Cromwell, bang Connecticut với tội danh Giết người. Clark được chở về thành phố New Haven và bị giam tại nhà tù của bang để chờ xét xử.

Luật sư bào chữa cho anh ta nhanh chóng đề nghị tòa án phải niêm phong những giấy tờ liên quan tới chứng cứ và lời khai của Clark để tránh tình trạng lọt thông tin vào tai của ban bồi thẩm.

Luật sư chỉ định cho bị cáo, ông Thomas Ullmann, thì lo lắng việc rò rỉ thông tin cá nhân sẽ có thể gây bất lợi cho việc bào chữa.

Ngày 13/9/2009, xác của Annie Le được tìm thấy và bốn ngày sau, Clark bị bắt. Tuy nhiên, mãi tới tháng 3/2011, cựu nhân viên kỹ thuật Clark mới  nhận tội giết người và âm mưu cưỡng dâm theo một thoả thuận với công tố viên.

Được biết Raymond Clark III chấp nhận một thỏa thuận khai nhận tội tấn công tình dục và giết hại Annie Le với các công tố viên để giảm mức án tử hình xuống còn 44 năm tù giam. Dự kiến, Clark sẽ bị kết án vào ngày 20/5/2011.

Gia đình cô gái trẻ xấu số cho rằng thỏa thuận nhận tội trên là thỏa đáng và công lý được thực thi. Mẹ của nạn nhân không tham gia phiên tòa hôm 17/3/2011, vì bà vẫn chưa vượt qua được nỗi đau quá lớn và không muốn nghe thêm về tình tiết vụ việc.

Thẩm phán Roland Fasano trước khi tuyên án đã nói với Clark rằng: "y đã cướp đi tương lai đầy hứa hẹn của một phụ nữ trẻ, đồng thời hủy hoại cuộc sống của cả hai gia đình".

Đáp lại, Raymond bày tỏ những lời hối hận: "Annie Le luôn là một cô gái tuyệt vời. Tôi xin lỗi vì cướp đi mạng sống của cô và làm đau lòng nhiều người khác".

Ngày 22/9/2009, gần 400 người có mặt tại giáo đường Beth El ở Hungtington để tưởng nhớ về Le. Trong buổi lễ kéo dài gần 90 phút, người thân và đông đảo bạn bè cùng bày tỏ nỗi thương tiếc cô gái trẻ thông minh, xinh đẹp với tương lai đang rộng mở phía trước. Bài hát “Amazing Grace” được mọi người hát vang bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội

600 người bạn cùng gia đình có mặt tiễn đưa Le về nơi an nghỉ cuối cùng

Tới ngày 26/9/2009, 600 người bạn cùng gia đình có mặt để tiễn đưa Le về nơi an nghỉ cuối cùng ở đồi El Dorado gần Sacramento.

Trường Đại học Yale tuyên bố thành lập một quỹ học bổng mang tên Annie Le để tưởng nhớ nữ sinh viên gốc Việt vừa bị sát hại này.

Bên cạnh đó, trường đại học Yale dành riêng ngày 12/10 là ngày để tưởng nhớ về Annie Le.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ cuối): Cúi đầu nhận tội