Vai trò của Mỹ chưa đủ sức làm giảm căng thẳng vùng Vịnh

Hà Kim (Theo Reuters)| 13/07/2017 07:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang có chuyến ngoại giao con thoi tại vùng Vịnh nhằm thúc giục các nước Arab giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài một tháng qua. Nhưng các nước chống Qatar cho rằng những gì Mỹ làm là chưa đủ.

Theo Reuters, tuyên bố của 4 nước Arab đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có chuyến công du Qatar đồng thời ký kết với nước chủ nhà một Thỏa thuận chống khủng bố vào ngày 11/7 vừa qua.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết, thỏa thuận được ông ký với người đồng cấp Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani sau nhiều tuần thảo luận.

Ông Tillerson nhấn mạnh, thỏa thuận đưa ra một loạt các bước mà bai bên sẽ phải thực hiện trong thời gian tới như vô hiệu quá các dòng chảy tài chính cho khủng bố, đẩy mạnh các hoạt động chống khủng bố trên toàn cầu.

Bản thỏa thuận này cũng bao gồm các cột mốc để đảm bảo rằng hai nước nước đều phải có trách nhiệm với cam kết của mình. Mỹ và Qatar sẽ cùng nhau hợp tác nhiều hơn nữa để ngăn nguồn tài trợ khủng bố, phối hợp và chia sẻ thông tin nhằm giúp khu vực an toàn hơn.

Vai trò của Mỹ chưa đủ sức làm giảm căng thẳng vùng Vịnh

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson với người đồng cấp Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani 

Tuy nhiên, bốn quốc gia Arab cho rằng thỏa thuận chống khủng bố giữa Mỹ và Qatar ký vừa qua là chưa đủ để chấm dứt khủng hoảng tại vùng Vịnh, đồng thời cho biết các biện pháp trừng phạt đối với Qatar vẫn sẽ được duy trì.

Trong một tuyên bố chung ngày 12/7, bốn quốc gia Arab cho biết, bản ghi nhớ chung được công bố tại Doha nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson là kết quả từ sức ép cùng những lời kêu gọi suốt nhiều năm qua của 4 nước Arab và các đối tác rằng Qatar cần dừng hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố.

Theo đó, 4 nước tuyên bố bước đi này vẫn chưa đủ và họ cho rằng "không thể tin" những cam kết của nhà chức trách Qatar bởi thỏa thuận trước đó đã không được Qatar không tôn trọng.

4 nước này vẫn tiếp tục giữ nguyên các biện pháp trừng phạt cho đến khi Qatar cam kết thực hiện các yêu cầu, bao gồm chống chủ nghĩa khủng bố, thiết lập an ninh và ổn định khu vực. Bốn quốc gia Arab sẽ giám sát cẩn thận mức độ nghiêm túc của nhà chức trách Qatar trong đối phó mọi hình thức tài trợ, ủng hộ và nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Qatar Al-Thani khẳng định, thỏa thuận chống khủng bố giữa Mỹ và Qatar là một thoả thuận song phương không liên quan đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra giữa Qatar và 4 nước Arab.

Ông Al-Thani cũng cho biết, Qatar ủng hộ vai trò trung gian của Kuwait và sự hỗ trợ của Mỹ, đồng thời sẵn sàng tham gia một cuộc đối thoại mang tính xây dựng có thể mang đến một giải pháp tháo gỡ căng thẳng trong đó có liên quan đến Qatar.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vai trò của Mỹ chưa đủ sức làm giảm căng thẳng vùng Vịnh