Liên Hợp Quốc cảnh báo về các email độc hại liên quan tới đại dịch Covid-19

Thảo Vân (Theo The Star)| 24/05/2020 15:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngày 23/5, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) đã cảnh báo về sự gia tăng tội phạm mạng khi các email độc hại liên quan tới Covid-19 tăng 600%.

Bà Izumi Nakamitsu đã thông tin trong một cuộc họp không chính thức của Liên hợp quốc (LHQ): “Cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đang đưa thế giới đi theo hướng tăng cường đổi mới công nghệ và hợp tác trực tuyến. Tuy nhiên, các cuộc tấn công mạng là một điều đáng lo ngại đối với các tổ chức chăm sóc sức khỏe và cơ sở nghiên cứu y tế trên toàn thế giới”.

Bà cho biết sự phụ thuộc ngày càng tăng vào kỹ thuật số đã làm tăng tính dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công mạng và ước tính cứ mỗi 39 giây lại có một cuộc tấn công. Mối đe dọa từ việc lạm dụng công nghệ thông tin và truyền thông là rất cấp bách.

Theo Liên minh Viễn thông Quốc tế, gần 90 quốc gia vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu thực hiện các cam kết đối với an ninh mạng.

Liên Hợp Quốc cảnh báo về các email độc hại liên quan tới đại dịch Covid-19

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, Tổng thư ký LHQ cũng chỉ ra một tin tốt. LHQ cũng có một số tiến bộ để giải quyết các mối đe dọa khi một nhóm chuyên gia chính phủ - những người đã xây dựng 11 chuẩn mực tự nguyện không ràng buộc về việc nhà nước có trách nhiệm trong việc sử dụng công nghệ.

Thủ tướng Juri Ratas của Estonia - quốc gia giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an đã tổ chức cuộc họp vào ngày 22/5, cho biết nhu cầu về không gian mạng an toàn là quan trọng hơn bao giờ hết. Ông lên án các cuộc tấn công mạng nhắm vào các bệnh viện, cơ sở nghiên cứu y tế và cơ sở hạ tầng khác, đặc biệt là trong thời gian đại dịch.

Ông Ratas nói: “Những cuộc tấn công ấy là không thể chấp nhận được. Điều quan trọng là phải bắt những kẻ phạm tội chịu trách nhiệm về hành vi của họ.”

Estonia là mục tiêu của một cuộc tấn công mạng kéo dài 3 tuần trong một cuộc tranh chấp với Nga năm 2007 về việc Estonia tháo dỡ tượng đài người lính Xô Viết hy sinh trong Thế chiến thứ 2 khỏi quảng trường trung tâm thủ đô Tallinn. Cuộc tấn công đã vô hiệu hóa các trang web của các Bộ của chính phủ, đảng chính trị, báo, ngân hàng và các công ty.

Kể từ đó, Estonia đã xây dựng hệ thống phòng thủ không gian mạng và là quốc gia tiên phong trong việc phát triển “chính phủ điện tử”.

Nga đã đưa ra vấn đề về tội phạm công nghệ cao tại LHQ và được sự chấp thuận của Đại hội đồng vào tháng 12 về đề xuất nhằm xây dựng một công ước quốc tế chống tội phạm mạng.

Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Cherith Norman Chalet cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến các hoạt động công nghệ độc hại nhằm phá hoại Mỹ và các đối tác quốc tế của chúng tôi trong nỗ lực bảo vệ, hỗ trợ và thông báo cho công chúng về đại dịch toàn cầu này.”

Cô cảnh báo rằng các hành động cản trở các bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể có gây ra hậu quả chết người.

Nga cho biết đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ đối với cuộc sống của người dân và cho thấy sự phụ thuộc của thế giới vào công nghệ thông tin và viễn thông là chưa từng có trước đây.

Mát-xcơ-va đã cáo buộc một nhóm đã tích cực theo đuổi việc quân sự hóa không gian mạng bằng cách thúc đẩy khái niệm về các cuộc tấn công mạng quân sự phòng ngừa, bao gồm cả việc chống lại các công trình hạ tầng xã hội quan trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Liên Hợp Quốc cảnh báo về các email độc hại liên quan tới đại dịch Covid-19