Lễ Phục sinh đặc biệt: “Không phải thời điểm cho sự chia rẽ”

Trâm Anh (theo AFP/Reuters)| 12/04/2020 22:43
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thông điệp của Giáo hoàng gửi tới thế giới nhân dịp Lễ phục sinh năm nay được thực hiện tại Nhà thờ Thánh Peter vắng lặng, thay vì hàng chục nghìn người tại Quảng trường bên ngoài như hàng năm do dịch Covid-19.

Thông điệp của Đức Giáo hoàng

Đức Giáo hoàng Francis năm nay đã phá vỡ truyền thống hàng thế kỷ và phát trực tiếp thánh lễ Chúa nhật Phục sinh tới những người Công giáo thế giới đang phải ở nhà để kiềm chế sự lây lan của virus corona vào ngày lễ linh thiêng nhất của họ.

Lễ Phục sinh đặc biệt: “Không phải thời điểm cho sự chia rẽ”

Đức Giáo hoàng Francis làm lễ với 1,3 tỷ người Công giáo trên thế giới từ Nhà thờ Saint Paul vắng lặng.

Giáo hoàng 83 tuổi đã nói chuyện với 1,3 tỷ người Công giáo trên thế giới từ Nhà thờ Saint Paul vắng lặng tại một buổi lễ chỉ có một số linh mục và một đoàn thánh ca nhỏ.

Thông điệp Lễ Phục Sinh năm nay của Giáo hoàng Francis có nội dung kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu trong cuộc chiến đối phó với dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế, hối thúc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế, giảm nợ cho các nước nghèo và ngừng bắn trong tất cả các cuộc xung đột.

Nhấn mạnh thông điệp trong lễ Phục sinh năm nay nhằm lan tỏa về niềm hi vọng, Giáo hoàng Francis ca ngợi đội ngũ nhân viên y tế  đang đối mặt với nhiều nguy hiểm để cứu những người khác, đồng thời cảnh báo Liên minh châu Âu sẽ đối mặt với sự sụp đổ, nếu không thể nhất trí được giải pháp thống nhất giúp khu vực phục hồi sau đại dịch.

Giáo hoàng nhấn mạnh, giờ “không phải là thời điểm cho sự chia rẽ”, bởi vì cả thế giới đang phải đối mặt với mối đe dọa chung. Sự đoàn kết là cần thiết để đối phó với bệnh dịch.

Giáo hoàng cũng cho rằng, giờ là lúc các chính trị gia và chính phủ các nước có hành động quyết đoán, phối hợp để giúp người dân vượt qua khủng hoảng, quay trở lại cuộc sống bình thường. Các biện pháp trừng phạt quốc tế nên được nới lỏng để giúp các nước đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Giáo hoàng Francis cũng kêu gọi giảm hoặc xóa nợ cho các quốc gia nghèo nhất.

Ứng biến tôn giáo

Thông điệp Chúa nhật Phục sinh qua mạng của Đức Giáo hoàng chỉ là ví dụ sinh động nhất về sự ngẫu hứng tôn giáo trong thời gian phong tỏa và giãn cách xã hội.

Các tín hữu đã làm theo lời khuyên của ông và tìm ra giải pháp sáng tạo.

Tổng giám mục Panama đã lên không trung và ban phước cho quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé của mình từ một chiếc trực thăng. 

Lễ Phục sinh đặc biệt: “Không phải thời điểm cho sự chia rẽ”

Những ngày này, khán giả duy nhất của giáo hoàng là máy ảnh.

Trong khi đó, các tín hữu ở Tây Ban Nha đã chơi nhạc tôn giáo từ ban công của họ trong Tuần Thánh.

Một giáo xứ gần thủ đô Manila của Philippines đã đặt những bức ảnh gia đình mà các tín hữu đã gửi qua email cho linh mục lên những chiếc ghế trống trong nhà thờ.

"Những bức ảnh đó là đại diện của những người đang theo dõi và tham dự nghi lễ đại chúng thông qua việc livestream, vì vậy chúng tôi gần như vẫn cảm thấy sự hiện diện của họ", linh mục Mark Christopher De Leon nói.

Nhà thờ Chính thống ở Hy Lạp đang lên kế hoạch tổ chức lễ Phục sinh vào ngày 19 tháng 4 sau những cánh cửa đóng kín.

Người Do Thái trên toàn thế giới đã làm hết sức mình bằng cách sử dụng Zoom hoặc các ứng dụng hội nghị video khác để "đặt tại chỗ" khi kỳ nghỉ lễ Vượt qua kéo dài 8 ngày bắt đầu vào tối thứ Tư.

Truyền hình nhà nước ở Lebanon phát sóng trực tiếp buổi lễ từ một nhà thờ trống ở phía Bắc Beirut.

Người Công giáo ở nước láng giềng Syria - nơi các lễ kỷ niệm vẫn diễn ra ở các khu vực Kitô giáo của Damascus mặc dù có nhiều năm chiến tranh đau đớn - đã ở nhà trong ngày lễ lần này vì đại dịch Covid-19 và theo dõi lễ buổi lễ được phát trực tiếp qua facebook.

Tu viện Westminster ở London đang đi theo xu hướng công nghệ bằng cách gửi các podcast Phục sinh cho các tín đồ của Giáo hội Anh giáo.

Và các linh mục tại đền thờ Công giáo La Mã của Pháp ở thị trấn Lourdes phía Tây Nam đã đăng tải 9 ngày cầu nguyện liên tục lên Facebook Live và YouTube.

Tại Colombo, Đức Hồng y Malcolm Ranjith đã nói trực tiếp trên truyền hình đại chúng rằng Nhà thờ Công giáo La Mã của Sri Lanka đã tha thứ cho những kẻ đánh bom tự sát đằng sau các cuộc tấn công khiến ít nhất 279 người chết vào lễ Phục sinh. "Chúng tôi đã dành tình yêu cho những kẻ thù đã cố gắng tiêu diệt chúng tôi," ông nói.

Việc phong tỏa đã buộc Giáo hoàng phải ứng biến trong suốt Tuần Thánh. Trong những năm trước, ông đã thực hiện nghi lễ Thứ Năm Tuần Thánh đánh dấu bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Kitô bằng cách rửa chân cho 12 tù nhân ở ngoại ô Rome. Covid-19 đã khiến Giáo hoàng không thể thực hiện nghi lễ này.

Thay vào đó, Đức Giáo hoàng Francis đã cầu nguyện cho hàng chục linh mục và nhân viên y tế đã chết trên khắp nước Ý trong khi chăm sóc người bệnh. "Họ là những vị thánh ngay ở bên, những linh mục đã hy sinh mạng sống của mình để phục vụ mọi người", Đức Phanxicô nói.

Ông đã mời năm y tá và bác sĩ đi cùng với ông trong đám rước Thứ Sáu Tuần Thánh để tôn vinh sự hy sinh của những nhân viên y tế trong tháng qua.

Bản thân Đức Giáo hoàng Francis đã xét nghiệm hai lần cho Covid-19 kể từ khi bị cảm lạnh vào cuối tháng Hai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ Phục sinh đặc biệt: “Không phải thời điểm cho sự chia rẽ”