Đại sứ Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm hiếm hoi đến Tây Tạng

Trâm Anh (theo AFP)| 20/05/2019 13:39
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đang thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Tây Tạng với tư cách là một đặc phái viên Mỹ kể từ năm 2013, sau khi nhận được sự cho phép vào khu vực cấm này, đại sứ quán của ông cho biết hôm thứ Hai.

Chuyến thăm của Đại sứ Terry Branstad diễn ra hai tháng sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh đã "cản trở" một cách có hệ thống các khu vực Tây Tạng đối các nhà ngoại giao, nhà báo và khách du lịch Hoa Kỳ.

Đại sứ Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm hiếm hoi đến Tây Tạng

Terry Branstad là đại sứ đầu tiên tới thăm Tây Tạng kể từ năm 2013

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/5 cho biết chuyến thăm của đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad diễn ra từ ngày 19/5 đến 25/5. Branstad đã lên kế hoạch đến thăm tỉnh Thanh Hải và khu tự trị Tây Tạng từ Chủ nhật cho đến thứ bảy này, một phát ngôn viên của Đại sứ quán cho biết.

"Chuyến thăm này là cơ hội để Đại sứ tham gia với các nhà lãnh đạo địa phương để nêu lên mối lo ngại từ lâu về những hạn chế tự do tôn giáo và bảo tồn văn hóa cũng như ngôn ngữ Tây Tạng", người phát ngôn nói.

Đại sứ tỏ ra vui mừng vì có được cơ hội đến thăm Khu tự trị Tây Tạng và khuyến khích chính quyền cho phép tất cả công dân Mỹ được phép tới khu vực này."

Đại sứ Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm hiếm hoi đến Tây Tạng

Chính quyền Trung Quốc đã lấy lý do "địa lý" và "điều kiện khí hậu" đặc biệt để hạn chế quyền truy cập vào khu vực Hy Mã Lạp Sơn

Branstad sẽ có các cuộc họp chính thức, thăm các trường học và tham quan các di sản văn hóa và tôn giáo. Chuyến thăm của ông diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chiến tranh thương mại gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.

Người tiền nhiệm của Branstad, Max Baucus, đã viếng thăm Tây Tạng vào tháng 5 năm 2015.

Theo báo cáo tháng 3 của Bộ Ngoại giao Mỹ, năm trong số chín yêu cầu của Hoa Kỳ đến thăm Tây Tạng đã được trả lại vào năm ngoái, bao gồm một yêu cầu được gửi từ Branstad.

Chính quyền Trung Quốc đã viện cớ những vấn đề về "địa lý" và "điều kiện khí hậu" đặc biệt là lý do để hạn chế quyền truy cập vào khu vực này.

Đại sứ Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm hiếm hoi đến Tây Tạng

Mặc dù Bắc Kinh bị buộc tội đàn áp chính trị và tôn giáo ở Tây Tạng, nhưng những tín đồ ở Tây Tậng vẫn ở đó được hưởng các quyền tự do và sự tăng trưởng kinh tế

Năm nay là năm kỷ niệm 60 năm một cuộc nổi dậy thất bại của người Tây Tạng chống lại sự cai trị của Trung Quốc - thất bại của cuộc nổi dậy đã buộc “nhà lãnh đạo tinh thần” của khu vực, Dalai Lama, phải lưu vong vĩnh viễn ở Ấn Độ.

Mặc dù Bắc Kinh vẫn đang bị đổ lỗi về những áp lực chính trị và tôn giáo trong khu vực, nhưng các tín đồ Tây Tạng vẫn được hưởng các quyền tự do và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Ít nhất 150 người Tây Tạng đã tự thiêu từ năm 2009 để phản đối sự hiện diện của Bắc Kinh tại Tây Tạng.

Đại sứ Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm hiếm hoi đến Tây Tạng

Năm nay là năm kỷ niệm 60 năm một cuộc nổi dậy thất bại của người Tây Tạng chống lại sự cai trị của Trung Quốc đã buộc nhà lãnh đạo tinh thần của khu vực, Dalai Lama, phải lưu vong vĩnh viễn ở Ấn Độ

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại sứ Hoa Kỳ thực hiện chuyến thăm hiếm hoi đến Tây Tạng