Các vụ phi công tự sát và những thảm kịch hàng không khủng khiếp

Hà Kim| 27/03/2015 17:03
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Vụ cơ phó chuyến bay số hiệu 4U9525 của hãng hàng không Đức đã chủ định phá hủy máy bay khiến 150 người thiệt mạng mới xảy ra hôm 24/3 không phải là trường hợp tai nạn máy bay đầu tiên liên quan tới việc phi công cố tình đẩy nhiều người vào “cõi chết”...

Theo ASN (mạng lưới an toàn hàng không) từ năm 1976 đến nay, có nhiều trường hợp tai nạn máy bay liên quan tới phi công hành động có chủ ý, cố tình đẩy nhiều người vào cõi chết.

Các vụ phi công tự sát và những thảm kịch hàng không khủng khiếp

Nhiều trường hợp tai nạn máy bay liên quan tới phi công hành động có chủ ý, cố tình đã đẩy nhiều người vào cõi chết.

Ngày 9/2/1982, một chiếc máy bay DC-8 của Hãng hàng không Nhật Japan Airlines chở 166 hành khách và 8 nhân viên phi hành đoàn đâm xuống vịnh Tokyo khi đang hạ cánh xuống sân bay Haneda. Tổng cộng 24 người đã thiệt mạng.

Sau vụ tai nạn, cơ trưởng 35 tuổi Seiji Katagiri là một trong những người đầu tiên được các nhân viên cứu hộ giải cứu. Nhưng sau khi điều tra, kết quả cho thấy chính Katagiri chủ động tắt động cơ máy bay.

Lúc đó, cơ phó Yoshifumi Ishikawa và kỹ sư Yoshimi Ozaki đã cố gắng vô hiệu hóa Katagiri để giành lại quyền kiểm soát máy bay. Nhưng dù họ rất nỗ lực, máy bay vẫn bị rơi xuống nước. Các bác sĩ kết luận Katagiri có tiền sử bệnh tâm thần nên hắn không bị kết án.

Ngày 31/10/1999, xảy ra vụ tai nạn thảm khốc nhất là chuyến bay mang số hiệu 990 của hãng hàng không Ai Cập. Chuyến bay từ New York tới Cairo đã rơi xuống Đại Tây Dương chỉ một khoảng thời gian ngắn sau khi cất cánh.

Tai nạn khiến 217 hành khách và nhân viên phi hành đoàn có mặt trên chiếc máy bay Boeing 767 đều thiệt mạng. Trong số đó có 100 hành khách Mỹ và 21 Canada.

Phân tích dữ liệu từ hộp đen cho thấy, phi công Gameel Al-Batouti, đã chủ động điều khiển máy bay đâm xuống biển. Trước khi máy bay chạm mặt nước, phi công Al-Batouti nói trong buồng lái: “Tôi đã đưa ra quyết định của mình. Tôi đặt niềm tin của mình vào Thượng đế”.

Tiếp đến là tai nạn xảy ra ngoài khơi Massachusetts với chuyến bay từ Cairo tới New York của hãng hàng không Egypt Air vào ngày 31/10/1999.

Các nhà điều tra cho hay, cơ trưởng đã rời khỏi buồng lái, cơ phó đã cố lao máy bay xuống biển để tự sát. Tuy nhiên, các quan chức Ai Cập từ chối cáo buộc trên và cho rằng tai nạn do lỗi kỹ thuật. Toàn bộ 202 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.

Đến ngày 29-11-2013, chuyến bay mang số hiệu TM 470 của hãng hàng không Mozambique Airlines bay từ Maputo đến Luanda rơi xuống miền đông bắc Namibia khiến 33 người thiệt mang. Các nhà điều tra khẳng định cơ trưởng Herminio dos Santos Fernandes đã chủ động lái máy bay đâm xuống đất.

Thông tin từ hộp đen cho thấy chiếc máy bay  lao xuống đất khi cơ trưởng Fernandes điều khiển hệ thống lái tự động “theo cách thể hiện rõ sự chủ động đâm máy bay xuống đất”. Sau khi cơ phó máy bay rời buồng lái, cơ trưởng Fernandes đã khóa cửa để thực hiện hành động tự sát. Cơ phó liên tục đập cửa buồng lái nhưng vô hiệu.

Các vụ phi công tự sát và những thảm kịch hàng không khủng khiếp

Hiện trường vụ tai nạn chuyến bay số hiệu 4U9525

Và mới đây, ngày 26/3/2015, theo công tố viên Brice Robin của thành phố Marseilles, Pháp thông báo: Cơ phó Andreas Lubitz (28 tuổi), bị nghi đã khóa cửa buồng lái ngay khi cơ trưởng ra ngoài và chủ định lao máy bay vào núi.  Máy bay rơi xuống núi Alps, miền nam nước Pháp, làm toàn bộ 150 người trên khoang thiệt mạng.

Được  biết, cơ phó chuyến bay số hiệu 4U9525 của hãng hàng không Đức Germanwings từng có lịch sử trầm cảm và trong thời gian này anh đang phải trải qua "cuộc khủng hoảng đời sống riêng", trước khi điều khiển máy bay lao vào vùng núi ở Pháp.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng hàng không Lufthansa Carsten Spohr tuyên bố: “Nếu một người đoạt mạng 149 người khác cùng tính mạng chính anh ta thì đó không phải là hành động tự sát nữa rồi”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các vụ phi công tự sát và những thảm kịch hàng không khủng khiếp