Thầy trò học sinh trường huyện nghèo sáng tạo phần mềm cùng em học an toàn giao thông

Ngô Chuyên| 03/11/2018 09:31
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2018 đã đi đến những chặng cuối, 15 công trình nghiên cứu xuất sắc nhất đã lộ diện. Một trong những dự án khiến nhiều người ấn tượng là Phần mềm cùng em học an toàn giao thông trên nền tảng sctratch.

Từ thực tiễn đi vào cuộc sống

Dự án Phần mềm cùng em học an toàn giao thông trên nền tảng sctratch do thầy trò anh Đoàn Thanh Hải, Cao Anh Tuấn, Bùi Phương Chi, Đậu Mai Phương (Trường Tiểu học Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh) sáng chế.

Thầy trò học sinh trường huyện nghèo sáng tạo phần mềm cùng em học an toàn giao thông

Bốn thầy trò anh Đoàn Thanh Hải. Ảnh NVCC.

Theo chia sẻ của trưởng nhóm anh Đoàn Thanh Hải: “Ý tưởng để tôi cũng như các học trò thực hiện dự án này là hằng ngày các phương tiện thông tin đại chúng cũng như nhiều lần chứng kiến những vụ tai nạn đáng tiếc xẩy ra cướp đi sinh mạng của con người hay tại nạn giao thông để lại di chứng trên cơ thể… Đặc biệt  năm 2017, tôi đã chứng kiến cảnh một học sinh lớp 3 chỉ vì bất cẩn băng qua đường mà vĩnh viễn ra đi trong chốc lát để lại nỗi đau khôn cùng cho gia đình, bạn bè và thầy cô giáo. Tôi cứ băn khoăn và suy nghĩ mãi, tại sao số vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều? Và tôi nghĩ rằng cần phải làm gì đó để góp một phần nhỏ bé của mình trong việc giảm bớt tai nạn giao thông”.

Ngày đêm suy nghĩ, anh Hải nhận ra rằng, sẽ hạn chế được rất nhiều vụ tai nạn thương tâm nếu các em được giáo dục, tuyên truyền về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa to lớn của việc chấp hành luật giao thông.  Đặc biệt các em được tham gia các hoạt động, trò chơi, vừa thực hành trải nghiệm thực tế thì hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn.

“Tuy nhiên để các em có hứng thú khi tiếp xúc, phụ huynh nhiệt tình tham gia ủng hộ là một điều không đơn giản. Sau một thời gian suy nghĩ tôi quyết định chọn cách giáo dục và tuyên truyền về an toàn giao thông cho các em thông qua phần mềm cùng em học an toàn giao thông”, anh Hải tâm sự.

Luôn tận dụng mọi thời gian để cùng nhau nghiên cứu

Để tạo hiệu ứng, cũng như quá trình thực hiện dự án anh đã phối hợp với nhóm học sinh của mình để thực hiện. Anh Hải Tâm sự: “Mặc dù về tuổi tác chênh lệch nhau nhưng giữa chúng tôi có một điểm chung đó là cùng yêu khoa học, say mê tìm tòi sáng tạo và đã có thời gian khá dài tham gia cuộc thi giao thông thông minh nên cả nhóm tìm được tiếng nói chung trong quá trình làm việc. Sự chênh lệch về tuổi tác sẽ không còn là khoảng cách khi mỗi người đều có chung niềm đam mê, cùng sở thích và ý tưởng sáng tạo”.

Thầy trò học sinh trường huyện nghèo sáng tạo phần mềm cùng em học an toàn giao thông

Bản thân cũng là một giáo viên dạy  tin học  chính bởi vậy anh muốn tạo động lực đam mê, nhiệt huyết cho các em với mong muốn học sinh của tôi sau này sẽ trở thành lập trình viên giỏi.

Đồng thời, thành viên trong nhóm của tôi chủ yếu là học sinh nên chính các em là những minh chứng thực tiễn đầu tiên. Những ngày cùng nhau làm đề tài, cùng lên ý tưởng chính các em lại là người tiếp thu nhanh nhưng kiến thức về luật an toàn giao thông, sự thích thú, hài lòng.
Trong những giờ thực hành môn Tin học, khi đưa phần mềm ra cho học sinh tự học và thao tác trên máy các em đều tiếp thu nhanh, vừa học học chơi một cách bổ ích, các em rất thích thú với những hình ảnh trực quan, âm thanh sinh động phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. 
Nhận thức về an toàn giao thông dưới góc nhìn cho các em học sinh, sự hứng thú của các em khi theo dõi phần mềm càng làm cho tôi có thêm động lực mong muốn hoàn thiện và đưa đề tài này vào nội dung cần học tập của học sinh

“Một điều thật may mắn là tôi là giáo viên dạy cả ba học sinh học sinh nên việc nắm bắt nắm bắt tâm lí trẻ, nguyện vọng của các em học sinh. Chúng tôi tranh thủ những giờ giải lao giữa các tiết học hay bất cứ lúc nào có cơ hội là thầy trò lạingồi cùng nhau, cùng trao đổi, cùng đưa ra ý tưởng thống nhất để hoàn thiện đề tài”, anh Hải chia sẻ.

Anh Hải cũng chia sẻ thêm, bên cạnh đó để tạo được sự thành công của dự án, bản thân phụ huynh, nhà trường cũng tạo điều kiện cho nhóm trong quá trình thực hiện đề tài, khảo sát thực tế sự hiểu biết của học sinh trước và sau khi tiếp cận phần mềm.

“Mặc dù bản thân các em cũng là người tham gia giao thông nhưng với lứa tuổi học sinh Tiểu học những kiến thức mà các em thu nhận được còn ít, ngôn ngữ lập trình Scrach là ngôn ngữ phù hợp cho trẻ em nên nhóm chúng tôi quyết định đưa ngôn ngữ này vào lập trình phần mềm. Thời gian để nhóm chúng hoàn thiện và thực nghiệm chương trình này là quá trình của 1 năm học từ xây dựng ý tưởng phân công các thành viên thu thập dữ liệu, tìm hiểu thêm các bạn trong lớp để xây dựng và hoàn thiện phần mềm’, anh Hải nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thầy trò học sinh trường huyện nghèo sáng tạo phần mềm cùng em học an toàn giao thông