Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu, hệ thống các ngân hàng Việt Nam có những biến đổi, nhiều thương hiệu ngân hàng đã “biến mất” trong khi xuất hiện một vài thương hiệu mới khiến tổng số lượng nhà băng đến nay đã giảm.
Vào cuối năm 2011, toàn hệ thống có tất cả 41 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) và đã giảm xuống còn 37 ngân hàng cùng với sự xuất hiện của những thương hiệu mới tính đến những ngày cuối năm 2013.
Quy mô vốn điều lệ của 37 Ngân hàng TMCP đến 12/2013 ĐVT: tỷ đồng |
Một số tên tuổi ngân hàng sau chặng đường dài hoạt động đã không còn trụ nổi trên thị trường và phải chấp nhận “ra đi”. Đầu tiên là thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng gây “lùm xùm” trong năm 2011, bao gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất – Ficombank (FCB) và Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa (TinNghiaBank) do hoạt động không hiệu quả. Đây là thương vụ sáp nhập nhà băng đầu tiên tại Việt Nam nên không tránh khỏi nhiều ý kiến trái chiều từ nhiều bên. Tại thời điểm đó, 3 ngân hàng này này đều gặp khó khăn về thanh khoản, chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Khi nguồn vốn ngắn hạn không còn dồi dào đã khiến cả 3 ngân hàng cùng mất khả năng thanh toán tạm thời. Đồng thời các ngân hàng này cũng có mối liên quan chung về mặt sở hữu.
Bên cạnh việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ thanh khoản thì 3 ngân hàng đã phải tự cứu lấy mình bằng cách tự nguyện hợp nhất thành ngân hàng mới và giữ lại tên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). SCB cũng đã đàm phán, thương lượng thành công với các tổ chức tín dụng khác về việc gia hạn và giảm lãi suất với các khoản vay quá hạn.
Đáng chú ý, SCB cũng tham gia bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) khi được phát hành tổng cộng 1,740 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt trong 2 đợt vào đầu tháng 10/2013. Sau đó, đến cuối tháng 10/2013, ngân hàng này thông báo đã phát hành riêng lẻ thành công là 171.1 triệu cổ phiếu. Vốn điều lệ của SCB hiện nay đã lên đến gần 10,590 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 7 trong hệ thống ngân hàng TMCP.
Thương vụ sáp nhập tiếp theo diễn ra giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank - HBB). Thương hiệu xây dựng 20 năm của Habubank cũng tan thành mây khói khi ngân hàng này dính vào hàng loạt khoản vay liên quan đến Vinashin và đành phải ngậm ngùi chấp nhận xóa sổ khỏi hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Habubank đã cho Vinashin vay 2,745 tỷ đồng, thêm 600 tỷ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua, tổng cộng 3,345 tỉ đồng, bằng 83% vốn điều lệ. Theo đề án sáp nhập HBB – SHB, Habubank luôn thường trực nguy cơ mất khả năng chi trả, và thực tế đã mất khả năng thanh toán. Tiến hành sáp nhập vào SHB, vốn điều lệ của ngân hàng này tăng lên đáng kể và đạt gần 8,900 tỷ đồng tính đến tháng cuối năm 2013.
Công cuộc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng không chỉ xảy ra giữa các nhà băng với nhau mà còn có sự tham gia của các tập đoàn lớn trở thành đối tác chiến lược như thương vụ Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) và Tập đoàn Thiên Thanh.
Sau khi thực hiện tái cơ cấu, TrustBank tiếp tục phát huy vai trò ngân hàng “tam nông” tại khu vực trọng điểm ĐBSCL, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các trung tâm kinh tế và bước đầu triển khai nhóm sản phẩm, các dịch vụ phục vụ ngành vật liệu xây dựng, nhà ở bình dân. Ngày 24/05/2013, Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) công bố chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) với chiến lược phát triển đáp ứng nhu cầu thiết thực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xây dựng hiện nay nói riêng.
Vụ sáp nhập giữa Ngân hàng TMCP Phương Tây – Westerbank (WEB) và Tổng CTCP Tài chính Dầu khí – PVFC (PVF) cũng là điển hình của sự kết hợp nhà băng và tổ chức tài chính. Theo đó, NHNN đã xác định WesternBank thuộc diện phải tiến hành tái cơ cấu do hàng loạt các vấn đề về tỷ lệ sở hữu của các cổ đông và các khoản nợ liên quan. Sau hợp nhất, tên và thương hiệu của hai tổ chức này đều được thay thế bằng thương hiệu mới – Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVcomBank) với vốn điều lệ 9,000 tỷ đồng.
Và gần đây nhất là thương vụ sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á – DaiABank (DAB) vào Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM – HDBank. Theo lộ trình, quyết định sáp nhập DaiABank vào HDBank có hiệu lực từ ngày 20/12/2013 và chính thức từ thời điểm này DaiABank phải rút tên trên Ngân hàng Nhà nước. Dự kiến công việc giải quyết liên quan đến bảng hiệu, hệ thống của DaiABank sẽ hoàn tất trong năm 2013 và HDBank sẽ công bố thương hiệu mới sau sáp nhập vào đầu năm 2014.
Như vậy, sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đã có 5 ngân hàng biến mất bao gồm Ficombank, TinNghiaBank, Habubank, DaiABank, Westerbank, 1 ngân hàng đổi tên là VNCB (đổi từ Trustbank) và 1 ngân hàng mới xuất hiện PVcomBank.
Dự kiến sẽ có thêm 1 ngân hàng đổi tên, Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank (NVB) nhiều khả năng sẽ trở thành Ngân hàng TMCP Dân Quốc. Ngoài ra, giới thuyền thông thông hiện nay cũng đang nhắc đến một thương hiệu ngân hàng có khả năng sẽ bị thôn tính bởi ngân hàng ngoại là Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank).
Bảng danh sách các ngân hàng TMCP hiện nay
ĐVT: tỷ đồng
STT | Tên ngân hàng (12/2013) | Vốn điều lệ | Thành lập | Lưu ý |
1 | Vietinbank (CTG) | 32,661 | 1988 |
|
2 | Vietcombank (VCB) | 23,174 | 1996 |
|
3 | BIDV (BID) | 23,011 | 1957 |
|
4 | Eximbank (EIB) | 12,355 | 1992 |
|
5 | Sacombank (STB) | 10,740 | 1991 |
|
6 | MBBank (MBB) | 10,625 | 1994 |
|
7 | SCB | 10,583 | 2011 | Hợp nhất từ 3 NH |
8 | ACB | 9,377 | 1993 |
|
9 | PVcomBank | 9,000 | 2013 | Hợp nhất từ PVF và Westernbank |
10 | SHB | 8,865 | 1993 | Hợp nhất với HBB |
11 | Techcombank | 8,788 | 1993 |
|
12 | Maritimebank (MSB) | 8,000 | 1991 |
|
13 | LienVietPostBank (LPB) | 6,460 | 2008 |
|
14 | TienPhongBank | 5,550 | 2008 |
|
15 | Seabank | 5,335 | 1994 |
|
16 | DongABank (EAB) | 5,000 | 1992 |
|
17 | VPBank | 5,050 | 1993 |
|
18 | HDBank | 5,000 | 1992 | Hợp nhất với DaiABank |
19 | ABBank | 4,797 | 1993 |
|
20 | VIBank | 4,250 | 1996 |
|
21 | Oceanbank | 4,000 | 1993 |
|
22 | SouthernBank (PNB) | 4,000 | 1993 |
|
23 | MDB | 3,750 | 1992 |