Rwanda đóng cửa biên giới với Cộng hòa Congo vì dịch bola tại thành phố biên giới

Trâm Anh (theo AFP)| 01/08/2019 23:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hôm nay (1/8), Rwanda đã đóng cửa biên giới với Cộng hòa Dân chủ Congo đang bị tấn công bởi virus Ebola sau khi trường hợp thứ ba nhiễm virus chết người này được phát hiện tại thành phố biên giới Goma.

Thông báo này của Tổng thống Congo là trường hợp đầu tiên đóng cửa biên giới để chặn dịch bệnh đã cướp đi hơn 1.800 sinh mạng. Thế giới lo sợ rằng căn bệnh này có thể lây lan từ phía đông Cộng hòa Congo sang các nước láng giềng.

Rwanda đóng cửa biên giới với Cộng hòa Congo vì dịch bola tại thành phố biên giới

Cửa khẩu đến Rwanda tại Goma đã bị đóng cửa từ hôm thứ Năm

Trong một tuyên bố, văn phòng của Tổng thống Congo Felix Tshisekedi đã lên án đây là một "quyết định đơn phương của chính quyền Rwandan" ảnh hưởng đến công dân từ cả hai quốc gia phải vượt biên bởi mưu sinh hàng ngày. Goma là thành phố hai triệu dân và là trung tâm giao thông chính, có chung đường biên giới với thành phố Gisenyi của Rwandan, nơi có dân số hơn 85.000 người. Nhiều người ở hai thành phố này có việc làm hoặc có con cái học tại trường học ở thành phố bên kia biên giới.

Rwanda đóng cửa biên giới với Cộng hòa Congo vì dịch bola tại thành phố biên giới

Một sĩ quan cảnh sát hộ tống quan tài của hai nạn nhân Ebola trước khi chôn cất họ trong một nghĩa địa ở Butembo

"Quyết định đơn phương của chính quyền Rwandan khiến nhiều công dân Rumani không thể đến Goma và công dân của Congo không thể rời Gisenyi để về nhà… Quyết định này gây khó khăn cho một số người Congo và người nước ngoài sống ở Gisenyi nhưng làm việc tại Goma." Tuyên bố còn nói thêm: "Quyết định này đi ngược lại với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới."

Văn phòng Tổng thống cũng đưa ra lời hứa trong tuyên bố: "Các đội phản ứng đang tiếp tục đảm bảo rằng thành phố Goma sẽ thoát khỏi nguy hiểm của dịch bênh".

Chỉ vài giờ trước, một trường hợp mắc bệnh Ebola thứ ba đã được công bố tại Goma. Nhân viên y tế đang phải gấp rút để tìm những người đã tiếp xúc với những bệnh nhân này. Trong một môi trường đô thị mà mật độ dân số lớn và di chuyển cao khiến việc cách ly bệnh nhân và theo dõi liên lạc so với nông thôn trở nên khó khăn hơn nhiều.

Goma là thủ phủ của tỉnh Bắc Kivu, nơi đã phải chống chọi với dịch bệnh một thời gian dài. Mười lăm người nhiễm bệnh ở tỉnh Nam Kivu, cho đến nay đã được chữa khỏi. 15 người, trong đó có người mẹ và sáu đứa con của cô đến từ Goma, đã được cách li trong một bệnh viện tại Birava, bác sĩ trưởng của bệnh viện, Ciza Nuru, cho biết. Thống đốc Nam Kivu Theo Ngwabidje Kasi đã nói với báo chí hôm thứ Năm rằng các xét nghiệm trên 15 người đã âm tính.

Rwanda đóng cửa biên giới với Cộng hòa Congo vì dịch bola tại thành phố biên giới

Các cơ quan giám sát sức khỏe ở Goma đã tăng cường các biện pháp chống Ebola, bao gồm kiểm tra nhiệt độ cơ thể người dân

Trường hợp chết vì Ebola đầu tiên ở Goma, được báo cáo vào ngày 16 tháng 7, là của một học giả Hồi giáo thường cầu nguyện cho bệnh nhân Ebola ở Beni. Ông đã đi từ Goma đến Butembo, một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vụ dịch. Trong thời gian ở đó, ông đã thuyết giảng tại bảy nhà thờ và thường xuyên chạm vào những người thờ phượng, bao gồm cả những người bệnh, và sau đó trở về Goma bằng xe buýt, các nhà điều tra cho biết.

Theo điều tra của nhân viên y tế thì trường hợp tử vong thứ hai của Goma không có mối liên hệ nào với trường hợp đầu tiên. Anh ta là một người khai thác vàng, người đã làm việc ở Mungwalu ở tỉnh Ituri và đã trở về với vợ và 10 đứa con tại nhà của họ ở huyện nghèo Kiziba. Anh ta xuất hiện các triệu chứng của Ebola vào ngày 22 tháng 7 và đi điều trị ngoại trú tại một phòng khám tư trước khi đến bệnh viện vào ngày 30 tháng 7, và được chuyển đến một trung tâm điều trị Ebola. Theo các nhà điều tra, con gái một tuổi của ông đã nhiễm bệnh và cho kết quả dương tính với căn bệnh này vào hôm qua.

Rwanda đóng cửa biên giới với Cộng hòa Congo vì dịch bola tại thành phố biên giới

Nhân viên y tế phải tuân theo các quy trình bảo vệ nghiêm ngặt chống lại Ebola

Một ngày sau khi cái chết của nhà thuyết giáo được công bố, WHO đã tuyên bố dịch bệnh Ebola là "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu" - một động thái thúc đẩy sự gia tăng các cam kết tài trợ.

Ebola được đặt tên theo một con sông ở phía bắc Cộng hòa Congo, sau đó được đặt tên là Zaire, nơi virus này được xác định lần đầu tiên vào năm 1976 bởi một nhóm khoa học do Bỉ dẫn đầu. Virus này gây sốt, nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, thường theo sau là suy thận và gan, chảy máu bên trong và bên ngoài. Hơn 1.800 người nước Congo, châu Phi, đã chết vì dịch bệnh Ebola, kể từ tháng 8/2018 đến nay, trong khi dân chúng cho rằng đây là trò phù thủy khiến việc kiểm soát dịch bệnh càng trở nên khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rwanda đóng cửa biên giới với Cộng hòa Congo vì dịch bola tại thành phố biên giới