Những kiến thức cơ bản về văn hóa Nhật mà du học sinh cần biết
Giáo dục - Ngày đăng : 08:46, 07/03/2016
Cúi chào
Cúi chào ở Nhật Bản thể hiện sự cảm kích và tôn trọng với người đối diện. Người Nhật thường cúi chào khi nói “ohayo gozaimasu” (Chào buổi sáng) và “konnichi wa” (Chào buổi chiều) cũng như thể hiện sự cảm kích và có lỗi.
Mỗi kiểu chào ở Nhật mang một ý nghĩa khác nhau
Cúi chào có thể chia làm 3 loại tùy thuộc vào độ cúi. Cái cúi chào thông thường là “eshaku”. Ở tư thế này, người Nhật cúi xuống 1 góc 15 độ. Động tác này thường dùng trong chào hỏi thông thường hay đi qua một người có thứ bậc xã hội cao hơn.
Nếu bạn nói “arigato” (Cảm ơn) đồng thời làm động tác cúi chào “eshaku” tới người vừa giúp đỡ bạn, hành động đó của bạn sẽ thể hiện sự thành tâm.
Động tác cúi chào thường dùng trong kinh doanh gọi là “keirei”. Trong động tác này, phần thân trên sẽ cúi xuống thấp hơn vào khoảng 30 độ. Nó thường được dùng khi vào hay rời phòng họp, phòng đón tiếp khi gặp khách hàng. Động tác cúi chào “saikeirei” là lịch sự nhất, phần thân trên gập xuống khoảng 45 độ, thể hiện sự biết ơn và có lỗi sâu sắc.
Vỗ tay (“gassho”)
Động tác vỗ hai bàn tay vào nhau trước ngực được gọi là “gassho”. Phong tục này có nguồn gốc từ đạo Phật, nhưng với văn hóa Nhật Bản hiện đại, nó thường được dùng trước và sau khi ăn.
Trước khi ăn, bạn nên bắt đầu bữa ăn bằng động tác “gassho” đồng thời nói “itadakimasu”. “Itadakimasu” có nghĩa là “nhận” hoặc “chấp nhận (một món quà hoặc một vật)” và nó thể hiện thái độ biết ơn đối với thức ăn cũng như người làm ra nó.
Tạm biệt
Người Nhật thường dùng “sayonara” để nói tạm biệt, nhưng từ “bye-bye” cũng được dùng thường xuyên. Nó mang sắc thái thân thiện, thường dùng giữa bạn bè và trẻ em.
Ở phương Tây, khi chào chỉ cần giơ tay lên, hướng lòng bàn tay ra ngoài và nắm mở bàn tay liên tục, nhưng phong tục ở Nhật thì hơi khác một chút.
Ở Nhật, mọi người thường hướng lòng bàn tay ra ngoài, vẫy từ trái sang phải. Khi vẫy ai đó ở phía xa, cánh tay được giơ lên cao để thấy rõ hơn và vẫy từ phải sang trái với biên độ rộng hơn. Tuy nhiên, động tác cúi chào “eshaku” thường được dùng khi chào tạm biệt.
Dùng điện thoại di động
Mức ảnh hưởng của điện thoại di động ở Nhật là 90%, việc sở hữu một chiếc điện thoại là vô cùng cần thiết. Điều đó có nghĩa việc dùng điện thoại nơi công cộng cũng rất quan trọng. Bạn nên chú ý những điều sau khi tới Nhật Bản:
- Bạn nên chuyển chế độ điện thoại sang “yên lặng” khi ở những nơi yên tĩnh như hành lang khách sạn và nhà hàng để tránh làm phiền người xung quanh.
- Bạn nên để điện thoại ở chế độ “yên lặng” khi đi Shinkansen (Tàu siêu tốc), tàu hỏa và tránh nói chuyện điện thoại. Nếu thực sự cần phải nghe điện thoại, tốt nhất là xuống một bến gần nhất và nói chuyện ở khu chờ. Ngoài ra, bạn cần phải tắt điện thoại khi đứng gần chỗ ghế ưu tiên để tránh gặp rắc rối với những người nhường chỗ.
- Tắt điện thoại ở những nơi như nhà hát, rạp chiếu phim và bảo tàng.
- Luôn tắt điện thoại tại những khu vực hạn chế như sân bay và bệnh viện.
- Không nói chuyện điện thoại khi lái xe. Điều này bị cấm và có thể bị phạt theo luật pháp.