Đột phá trong nghiên cứu khôi phục thị lực ở người khiếm thị
Sức khỏe - Ngày đăng : 07:07, 16/01/2017
Hai loại rối loạn võng mạc phổ biến nhất là viêm võng mạc sắc tố và thoái hóa điểm vàng. Ở cả hai loại này, con người sẽ thấy thế giới trước mắt dần thu hẹp và tối sầm khi mà bước đầu sẽ mất đi tầm nhìn ngoại vi của mình và sau đó là tầm nhìn trung tâm. Và trong khi đã có một số phương pháp điều trị có thể làm chậm tiến độ làm giảm thị giác của những loại rối loạn này, cho đến nay vẫn chưa có cách nào có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược được chứng mù.
Người khiếm thị có thể được phục hồi thị lực trong tương lai
Ngoài việc tạo ra con mắt sinh học có thể cấy ghép (bionic eyes), các nhà nghiên cứu cũng đã dành một thập kỉ vừa qua cố gắng cấy ghép những tế bào tiếp nhận ánh sáng mới vào võng mạc để phục hồi thị lực bị mất và đã có một số thành công bước đầu.
Tuy nhiên, họ gặp phải trở ngại lớn nhất đó là các tế bào cấy ghép ấy không tích hợp tốt với võng mạc vốn có của người nhận, và do đó hạn chế khả năng phục hồi thị giác đầy đủ hơn. Những ca cấy ghép cũng không có kết quả với những người đang trong giai đoạn cuối của sự thoái hóa, những người mà đã bị mất các lớp ngoài của võng mạc.
Các nhà khoa học đã tiếp tục tiến hành thí nghiệm trên chuột, những con chuột thử nghiệm được làm cho mất khả năng nhận biết ánh sáng thông qua quá trình làm thoái hóa võng mạc.
Sau đó, cấy các tế bào gốc vào 21 chú chuột đã được lai tạo để phát triển võng mạc thoái hóa. Họ phát hiện ra rằng những con chuột với các mô võng mạc được cấy ghép ở một hoặc cả hai mắt có khả năng nhận biết các tín hiệu ánh sáng cảnh báo chúng khi chuẩn bị giật điện tốt hơn khoảng 50% so với những con chuột không được cấy ghép.
Các nhà khoa học thử nghiệm thành công phương pháp khôi phục thị lực ở chuột
Kết quả của nghiên cứu từ Trung tâm phát triển sinh học RIKEN của Nhật Bản cho thấy đã cấy ghép thành công cho những con chuột thử nghiệm giúp chúng có thể phân biệt được ánh sáng.
Theo đó, khoảng 2.000 người khiếm thị sẽ có khả năng lấy lại ánh sáng bởi các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công việc cấy ghép các tế bào gốc trên loài gặm nhấm này.
Bác sĩ nhãn khoa Michiko Mandai cho biết: “Tôi đã rất ngạc nhiên và vui mừng khi xem thấy các mô có thể phát triển thành một lớp tế bào tiếp nhận ánh sáng có cấu trúc đẹp với các hình thái hoàn hảo nhất".
“Chúng tôi có thể ghi lại những phản ứng mạnh mẽ với ánh sáng và chúng tôi rất vui mừng khi thấy những phản ứng này,” Mandai nói.
Và bước tiếp theo sẽ là: đôi mắt của con người. Sau khi kiểm tra an toàn kỹ thuật, Mandai và nhóm của cô hi vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên con người trong khoảng hai năm để tìm hiểu xem ghép mô võng mạc từ tế bào gốc của con người có thể cải thiện thị lực ở người không.
Chủ nhiệm nghiên cứu, bà Masayo Takahashi nói rằng mặc dù kết quả thí nghiệm cho thấy tính khả quan nhưng thời điểm hiện tại vẫn chưa thể phục hồi thị giác của con người. Tuy nhiên chúng ta vẫn hy vọng vào “kỳ tích” có thể xảy ra trong tương lai”.