Câu chuyện cuộc đời một tù nhân nổi tiếng nước Mỹ (Kỳ 3): Cuộc sống mới

Vụ án nổi tiếng - Ngày đăng : 09:45, 14/11/2014

Không lâu sau khi nhận được lệnh ân xá, Robert bị chuyển tới khu trại giam biệt lập, không được tiếp xúc với tù nhân khác và mỗi ngày chỉ có 30 phút tập thể dục trong khoảng sân riêng.

Nhiều người cho rằng án đó không khác gì án tử hình, nhưng với Robert, đó lại là thời điểm bắt đầu một cuộc sống mới hoàn toàn thú vị.

Khám phá niềm đam mê mới

Thay vì chán chường, học vẽ tranh, viết chữ nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của các giáo viên.  Robert làm những tấm thiệp gửi cho bà Elizabeth bán với hi vọng giúp bà dành dụm được ít tiền khi về già. Tuy nhiên, cơn bão tháng 6/1920 mới thực sự đánh dấu cho những thay đổi lớn trong cuộc đời Robert. Sau cơn bão, Robert nhặt được một chiếc tổ chim với ba con chim rất bé bị thổi tới sân tập thể dục trong trại. Robert mang cái đó tổ về phòng giam của mình nuôi. Robert bắt đầu đam mê và nghiên cứu về các loài chim. Ông học cách chăm sóc và huấn luyện chúng cũng như đọc hết những quyển sách về loài chim có trong thư viện nhà tù. Không lâu sau, những con chim bắt đầu lớn và số lượng tăng thêm.

Những nhân viên trại giam rất ấn tượng vì sự đam mê nên khuyến khích và tạo mọi điều kiện có thể để Robert theo đuổi đam mê của mình. Robert được phép sử dụng phòng thí nghiệm trong tù để tiến hành việc  nghiên cứu chuyên sâu, phát hiện các mầm bệnh và biện pháp chữa trị thông qua việc giải phẫu những chú chim.

Câu chuyện cuộc đời một tù nhân nổi tiếng nước Mỹ (Kỳ 3): Cuộc sống mới

Phòng giam của Robert

Với sự hỗ trợ của các nhân viên trại giam, Robert đã mua được một vài chú chim hoàng yến. Ông bắt đầu thử nghiệm những kỹ thuật mới và áp dụng chế độ ăn uống cho lũ chim theo những kinh nghiệm của mình. Sau một thời gian chăm sóc, Robert đã kiếm được tiền bằng đam mê của mình.

Không từ bỏ đam mê dù bị ngăn cản

Năm 1927, Robert đã có tới 150 con chim hoàng yến. Chính những quan sát, nghiên cứu của Robert về loại chim này đã đặt cơ sở cho những phương pháp chăm sóc, bảo vệ loài chim mà sau này Robert đã viết trên các tạp chí. Robert bắt đầu ghi chép những gì mình quan sát được về loài chim hoàng yến vào một chiếc máy tính xách tay.

Mùa xuân năm 1927, những chú chim của Robert lần lượt chết vì một căn bệnh lạ, theo ông chúng bị nhiễm một loại virus nào đó. Robert miệt mài thử nghiệm để tìm ra được phương pháp ngăn chặn căn bệnh lạ. Chưa đầy hai ngày, ông đã tìm ra được phương thuốc hữu hiệu mà không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới loài chim. Đó là nghiên cứu đầu tiên của Robert được được một tạp chí nổi tiếng, chuyên nghiên cứu về loại chim hoàng yến công nhận.

Một vài năm sau đó, Robert tiếp tục nghiên cứu và những kết quả nghiên cứu mang tính đột phá khác của ông được nhà nước công nhận. Năm 1928, Robert gửi một bức thư tới Tổng thống Calvin Coolidge xin được hưởng khoan hồng để ông có cơ hội nghiên cứu và đóng góp hơn nữa cho xã hội nhưng bị từ chối. Năm 1929, công trình nghiên cứu về các liệu pháp điều trị các căn bệnh lạ của loài chim được công bố và được đánh giá rất cao và nhận được sự nể phục từ phía hội đồng những nhà nghiên cứu khoa học. Năm 1931, tạp chí danh tiếng Roller Canary đã vinh danh Robert Stroud bằng một bài báo có tựa đề “Tiếng chim hót trong ngục Alcatraz”. Một giải thưởng “triển vọng” vốn chỉ dành cho các nhà khoa học đã được trao cho Robert.

Đột nhiên, Cục quản lý nhà tù Liên bang quyết định cấm Robert không được nuôi chim và thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của nhà tù. Quyết định bất ngờ khiến Robert rất thất vọng, nhưng không khiến ông từ bỏ đam mê của mình. Robert viết rất nhiều thư gửi kêu gọi sự giúp đỡ gửi tới những tờ báo lớn, các đài phát thanh trên toàn nước Mỹ. Sau đó, hàng ngàn bức thư cùng với một lá đơn kiến nghị với hơn 500.000 chữ ký của các nhà khoa học và những người yêu công trình nghiên cứu của Robert đã được gửi đến Tổng thống Mỹ. Điều đó không giúp được gì cho Robert mà ngược lại Robert bị quản thúc chặt hơn. Mỗi tuần Robert chỉ được nhận và trả lời không quá 3 bức thư. Không còn cách nào khác, Robert ngồi viết lại tất cả những công trình của mình với hy vọng nó sẽ được tổng biên tập tạp chí Roller Canary giúp đỡ xuất bản thành sách. Năm 1933, cuốn sách viết về những căn bệnh chim hoàng yến hay mắc phải của Robert đã được xuất bản.

Năm 1937, sau 29 năm ngồi tù, Robert lại viết thư gửi Tổng thống xin được hưởng ân xá, nhưng vẫn bị từ chối. Robert lại tiếp tục vùi đầu vào những công trình nghiên cứu. Năm 1942, một cuốn sách nữa về loài chim đã được ra đời. Điều này khiến Robert bị chuyển sang một nhà tù khác một cách bí mật. Luật của nhà tù mới cấm mọi giao tiếp của các tù nhân nên không thể có việc được sử dụng thư viện hay phòng thí nghiệm của nhà tù. Điều đó vẫn không giết chết được đam mê của Robert.

Năm 1959, sau hơn 50 năm ngồi tù, Robert bị bệnh và được chuyển ra một bệnh viện thuộc Cục quản lý nhà tù Liên bang ở Springfield, bang Missouri để điều trị. Ngày 21/11/1963, Robert Stroud qua đời.

Rất nhiều các hiệp hội khoa học thuộc các quốc gia khác nhau đã tổ chức lễ tưởng niệm Robert Stroud. Thậm chí cuốn sách truyền thống của nhà tù Alcatraz còn dành nhiều trang để nói về Robert Stroud.

Trâm Anh (Theo TruTV)