Vụ đánh bom Thế vận hội mùa hè Olympic Atlanta năm 1996 (Kỳ 2)
Vụ án nổi tiếng - Ngày đăng : 08:42, 25/10/2014
Y tuyên bố chọn Thế vận hội làm thời điểm ra tay để khiến Chính phủ Mỹ bẽ mặt trước thế giới.
Kỳ 2: Đánh bom vì muốn “làm bẽ mặt nước Mỹ”
Thêm những trung tâm bị đánh bom
Ở Atlanta, việc biểu tình chống nạo phá thai rất được quan tâm. Người dân ở đây kịch liệt phản đối các trung tâm nạo phá thai hoạt động. Thậm chí các phòng khám còn bị đánh bom.
Năm 1984, hai qua bom đã phát nổ tại một phòng khám tại Atlanta. May mắn khi quả bom phát nổ vào ban đêm, không có ai ở phòng khám.
9g sáng ngày 16/1/1997, một quả bom phát nổ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản khác ở Sandy Springs, vùng ngoại ô lớn nhất phía Bắc Atlanta. Quả bom phá hủy gần như toàn bộ trung tâm nhưng may mắn không có ai bị thương. Quả bom thứ hai phát nổ trong bãi để xe lúc 10g37. Quả bom này nhằm vào Sở cảnh sát gần đó. Có 7 cảnh sát và một nhân viên làm việc trong tòa nhà gần đó bị thương.
9g50, thứ 6 ngày 21/2/1997, một quả bom đã phát nổ ngay sân của Câu lạc bộ Otherside nằm trên đường Piedmont, là một trong số những câu lạc bộ dành cho người đồng tính nữ. 5 người bị thương nặng, may mắn không có ai thiệt mạng. Lực lượng cảnh sát khi tới nơi đã phát hiện thêm một quả bom khác bên ngoài câu lạc bộ.
Eric Robert Rudolph
Trong hai vụ đánh bom vào phòng khám và câu lạc bộ, cả hai quả bom được cài đặt sau là nhằm vào lực lượng cảnh sát và những nhân viên y tế có mặt để cứu trợ khi quả bom đầu tiên phát nổ.
Ngày 29/1/1998, một tiếng vang lớn làm rung chuyển một góc thành phố Birmingham, làm bị thương rất nhiều người. Quả bom phá hủy gần như toàn bộ phòng khám. Trong vụ đánh bom này, cảnh sát lại phát hiện thêm một quả bom khác. Giới chức trách khẳng định có mối quan hệ giữa các vụ đánh bom.
Một vài nhân chứng cho biết đã nhìn thấy một người đàn ông xuất hiện nhiều lần gần khu vực phòng khám. Có người đã nhìn thấy biển số của chiếc xe Nissan mà người này đi. Theo điều tra của cảnh sát, chiếc xe đó thuộc sở hữu của một người đàn ông tên là Eric Robert Rudolph, sống ở ngoại ô Nantahala, phía Bắc Carolina. Cuộc sống của Rudolph gắn liền với rừng núi và từng phục vụ trong quân đội 18 tháng.
Cảnh sát cho rằng, Rudolph trốn trong những ngọn đồi ở phía Bắc Carolina. Các đội tìm kiếm chuyên nghiệp đã được huy động, cả những chiếc máy bay trực thăng, những con chó săn nhiều kinh nghiệm nhất. FBI trao giải thưởng 1 triệu đô la cho những ai cung cấp được thông tin bắt giữ Rudolph.
Ngày 8/2/1998, chiếc xe tải nhỏ của Rudolph được tìm thấy trong một góc rừng ở Murphy. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn không tìm thấy hắn. Ngày 7/7/1998, Rudolp đã tìm đến George Nordmann, chủ một cửa hàng thực phẩm ở để yêu cầu sự giúp đỡ. Rudolph đã trả cho Nordmann 500 đô la. Vài ngày sau khi Rudolph rời đi, Nordmann mới thông báo mọi chuyện cho cảnh sát.
Ngày 15/11/2000, Ruldoph bị truy tố với 23 tội danh có liên quan đến vụ đánh bom ở sân vận động Centennial và các điểm khác ở Atlanta và Birmingham. Ruldoph không bị truy tố về tội giết người.
Bị bắt sau 7 năm trốn trong rừng
Trong gần 7 năm trốn chạy, cái tên Eric Robert Rudolph luôn nằm trong danh sách truy nã của FBI. Ruldoph đã thoát khỏi sự truy đuổi của cảnh sát nhờ khả năng sống trong rừng của mình. Cho tới tận ngày 31/5/2003, Ruldolph bị bắt ngay sau một cửa hàng bán thực phẩm bởi một sĩ quan trẻ.
3g30, sáng thứ 7 ngày 31/5/2003, Jeffrey Scott Postell, 21 tuổi, nhân viên cảnh sát mới vào nghề vô tình nhìn thấy Rudolph đang bê một thùng sữa sau cửa hàng tạp hóa nhỏ ở thị trấn miền núi Murphy, North Carolina. Ban đầu, Postell nghĩ đây là môt tên ăn trộm, anh đã dùng súng khống chế và đưa Rudolph về Sở Cảnh sát. Tại đây, một nhân viên khác đã nhận ra Wilson chính là kẻ đang bị FBI truy nã. Rudolph bị tạm giam ở một nhà giam địa phương cho đến khi được đưa tới Asheville, Bắc Carolina để chuẩn bị ra tòa.
Ngay sau khi Ruldoph bị bắt, người ta đã tìm đến nơi hắn đã từng trú ẩn chủ yếu ở khu vực dãy núi Smokey. Đây là một khu vực có khí hậu rất khắc nghiệt với thời tiết lạnh giá. Trong thời gian chạy trốn, thực phẩm chủ yếu của Ruldoph là do hắn săn bắn được.
Ngày 3/6, Ruldoph đã nhận tội đánh bom trung tâm chăm sóc sức khỏe khiến một sĩ quan cảnh sát thiệt mạng, một y tá bị thương nặng. Trong lời khai của Ruldoph, hắn đã thừa nhận mọi hành vi của mình. Ruldoph đã chỉ đúng những nơi thuốc nổ được phát hiện. Khi được hỏi về động cơ gây án, Ruldoph nói hắn ghê sợ những người đồng tính và phản đối gay gắt chuyện phá thai. Việc đánh bom vào câu lạc bộ và trung tâm chăm sóc sức khỏe chỉ vì mục đích xóa sổ chúng. Còn về vụ đánh bom Thế vận hội Olympic Alanta năm 1996 thì hắn nói là vì muốn làm bẽ mặt nước Mỹ với thế giới.
Ngày 21/8/2005, Ruldoph đã bị kết án chung thân không ân xá và bồi thường 2.300.000 đô la tiền thiệt hại do các vụ đánh bom gây ra. Trước khi bị kết án, Ruldolph đã xin lỗi những nạn nhân của hắn, đặc biệt những nạn nhân trong vụ đánh bom tại Thế vận hội. Ruldoph bị giam đặc biệt tại nhà tù liên bang ở Florence, Colorado.