Apple chi 450 triệu USD kích hoạt tính năng nhắn tin vệ tinh khẩn cấp
Đời sống - Ngày đăng : 16:18, 12/11/2022
Theo CNBC, Apple không nhận cổ phần trong công ty nhưng họ đang cam kết chi tiền cho thiết bị và hoạt động của dịch vụ. Số tiền này sẽ chi trả cho các vệ tinh, cũng như trang bị cho các trạm mặt đất một loại ăng-ten mới do Apple thiết kế. Vào tháng 9, Apple đã công bố tính năng SOS khẩn cấp qua vệ tinh như một phần trong danh sách các tính năng chính của iPhone 14 mới.
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã chia sẻ thêm chi tiết về cách hoạt động của tính năng này: "Khi người dùng iPhone thực hiện gửi tin nhắn khẩn cấp thông qua yêu cầu vệ tinh, một trong 24 vệ tinh của Globalstar trên quỹ đạo trái đất đang di chuyển với tốc độ khoảng 16.000 dặm/giờ sẽ nhận được thông báo.
Sau đó, vệ tinh sẽ gửi thông điệp xuống các trạm mặt đất tùy chỉnh đặt tại các điểm quan trọng trên toàn thế giới.
Sau khi trạm mặt đất nhận được, tin nhắn được chuyển đến các dịch vụ khẩn cấp có thể gửi trợ giúp hoặc gửi đến trung tâm chuyển tiếp với các chuyên gia khẩn cấp do Apple đào tạo nếu vị trí dịch vụ khẩn cấp gần nhất không thể nhận tin nhắn văn bản".
Tiết lộ của Apple cho thấy chi phí vận hành lớn như thế nào. Dịch vụ sẽ miễn phí trong 2 năm đầu, “Táo khuyết” bỏ ngỏ khả năng thu phí người dùng sau thời gian 2 năm. Dịch vụ không hoàn toàn tự động và đòi hỏi phải có các tổng đài viên. Hơn 300 nhân viên Globalstar sẽ làm cho dự án.
Đây cũng là ví dụ cho thấy Apple chi nhiều thế nào cho các nhà cung ứng Mỹ. Apple thích chỉ ra nhiều linh kiện trong các sản phẩm của hãng đến từ Mỹ, dù khâu lắp ráp cuối cùng ở Trung Quốc.
Khoản thanh toán của Apple cho Globalstar sẽ đến từ Quỹ Sản xuất Tiên tiến của công ty, một khoản tiền mà Apple sử dụng để hỗ trợ các nhà cung cấp có trụ sở tại Mỹ. Kể từ khi Quỹ Sản xuất Tiên tiến được thành lập vào năm 2017, nó đã trả 450 triệu USD cho Corning để sản xuất kính iPhone, 390 triệu USD cho Finisar sản xuất các thành phần laser cần thiết cho Face ID, 100 triệu USD cho XPO Logistics - nhà máy cung cấp các thành phần laser cần thiết cho Face ID, hay 10 triệu USD cho Copan Diagnostics để sản xuất các bộ kit xét nghiệm Covid-19.