PVX tổ chức Đại hội thường niên 2014 bất thành
Kinh tế - Ngày đăng : 09:13, 18/05/2014
Công ty dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên lần 2 trong 30 ngày tới.
ĐHĐCĐ thường niên 2014 của PVX không thể diễn ra do không đủ tỷ lệ cổ đông có quyền biểu quyết tham dự. |
Bỏ ngỏ kế hoạch lãi 2014
Trong năm 2014, HĐQT PVX thống nhất đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 2014 ở mức 7,500 tỷ đồng tăng 42% so với năm trước nhưng bỏ ngỏ kế hoạch lợi nhuận.
Ngoài ra, HĐQT PVX cho biết đã giao một số chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị thành viên cao hơn so với giá trị Tập đoàn chấp thuận với tỷ lệ giá trị SXKD toàn tổ hợp tăng 5.9%, tỷ lệ doanh thu tăng 6.7%, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hành, không để lỗ trong năm 2014.
Về công tác đầu tư, PVX dự kiến đầu tư mới trạm trộn bê tông thương phẩm 90m3/h tại nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, tỉnh Thái Bình với giá trị đầu tư 13.41 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có.
Bên cạnh đó, PVX cũng sẽ thực hiện thoái vốn và chuyển nhượng các dự án:
- Quyết toán/thẩm định, chuyển nhượng Dự án Hạ tầng KCN Soài Rạp cho Tập đoàn hoàn thành trong quý 2/2014.
- Làm việc với PVEP để chuyển nhượng Dự án Tổ hợp khách sạn dầu khí Thái Bình.
- Khu nhà ở CBCNV NM Nhiệt điện Thái Bình 2: 7.6 ha của PVC- TB.
- Tiếp tục tìm kiếm đối tác chuyển nhượng dự án Bạc Liêu Tower của PVC- Mekong, Khách sạn Lam Kinh…
- Xây dựng phương án và xử lý dứt điểm các tồn đọng tại các dự án đang gây bức xúc cho dư luận như: PetroVietnam Landmark, chung cư Mỹ Phú – Quận 2…
- Tìm kiếm các đối tác để hợp tác/chuyển nhượng các dự án hoặc thoái phần vốn góp của PVX tại các đơn vị không trong chiến lược của Tổng công ty.
Đối với các công ty con, sẽ tập trung đầu tư tại một số dự án trọng điểm như Dự án Bãi cảng chế tạo kết cấu kim loại và thiết bị dầu khí Sao Mai Bến Đình (giai đoạn II) của PVC-MS; Dự án Khu nhà ở CBCNV tại 242 Nguyễn Hữu Cảnh- Vũng Tàu của PVC- IC; Chung cư Mỹ Phú tại Quận 7, TPHCM của PVC- Petroland (PTL) và Chung cư Petro Vietnam Landmark tại Q2. TPHCM của PVC Land;...
PVN sẽ giảm sở hữu tại PVX xuống còn 36%
Trong chiến lược tái cấu trúc của PVX trong giai đoan 2013-2015, tỷ lệ nắm giữ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại PVX sẽ giảm từ 54.54% xuống tối thiểu 36% vốn điều lệ.
Đối với các đơn vị mà PVX đang tham gia góp vốn, từ 2013-2015, PVX cho biết sẽ thực hiện thoái vốn/sáp nhập hoặc phá sản đối với 33 đơn vị sau:
- Công ty Cổ phần Thiết kế Quốc tế Heerim PVC (44%);
- Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác tài sản Dầu khí (6,8%);
- Công ty Cổ phần Khách sạn Lam Kinh (30%);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Nghệ An (23%);
- Công ty Cổ phần Trang trí nội thất Dầu khí (50%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (27%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (25%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dầu khí IDICO (16%);
- Công ty Cổ phần Hồng Hà Dầu khí (6%);
- Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (1%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex (10%);
- Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (14%);
- Công ty Cổ phần BĐS Dầu khí (15%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp Dầu khí IMICO (5%);
- Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long (15%);
- Công ty Cổ phần Bê tông dự ứng lực FECON (25%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc (16%);
- Công ty Cổ phần Cơ điện Dầu khí Việt Nam (26%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư bê tông Công nghệ cao (13%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Nha Trang (11%);
- Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam (27%);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Trường Sơn (4%);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí 4 (10%);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí 2 (5%);
- Công ty Cổ phần Thiết bị nội ngoại thất Dầu khí (21%);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Thái Bình Dương (4%);
- Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô (36%);
- Công ty Cổ phần BĐS Xây lắp Dầu khí Việt Nam (76%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (36%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Đạt (47%);
- Công ty Cổ phần Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí (40%);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội (36%);
- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp Dầu khí Duyên Hải (35%).
Riêng 6 đơn vị thành viên dưới đây của PVX cũng nằm trong chiến lược tái cấu trúc:
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí miền Bắc (trên cơ sở sáp nhập/hợp nhất/tổ chức lại các Công ty Xây lắp khu vực miền Bắc);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí miền Trung (trên cơ sở sáp nhập/hợp nhất/tổ chức lại các Công ty Xây lắp khu vực miền Trung);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí miền Nam (trên cơ sở sáp nhập/hợp nhất/tổ chức lại các Công ty Xây lắp khu vực miền Nam);
- Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống và Bể chứa Dầu khí (PVC-PT);
- Công ty Cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS);
- Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An.
Ngoài ra, giai đoạn sau năm 2015, PVX sẽ không có công ty liên kết, không tổ chức Công ty con (doanh nghiệp cấp 3 Tập đoàn) theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Cụ thể, PVX sẽ thực hiện thoái vốn tại Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An và các đơn vị thành viên còn lại gồm:
- Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí miền Bắc;
- Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí miền Trung;
- Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí miền Nam;
- Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống và Bể chứa Dầu khí (PVC-PT);
- Công ty Cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS);
Năm 2013: Lỗ gần 2,000 tỷ đồng
Năm 2013, doanh thu hợp nhất của PVX đạt 5,299.78 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch năm. Tuy nhiên, PVX vẫn lỗ 1,929.67 tỷ đồng chủ yếu là do chi phí trích lập dự phòng, bao gồm trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại các công trình/ dự án 54.40 tỷ đồng, trích lập dự phòng các khoản phải thu 749.32 tỷ đồng, dự phòng các khoản vay bảo lãnh 297.25 tỷ đồng, dự phòng lỗ từ đầu tư tài chính 689.64 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, PVX còn lỗ từ dự án 69 Nguyễn Du 48.36 tỷ đồng (bao gồm khoản phải nộp NSNN 41,41 tỷ đồng và 6,96 tỷ đồng tiền phạt chậm nộp thuế) và chi phí quản lý doanh nghiệp của PVX là 117.64 tỷ đồng cũng góp phần làm Tổng công ty lỗ nặng.
Sanh Tín