Những nghề tay trái không thể ngờ tới của sao Việt (Kỳ 1)
Văn hóa- Thể thao - Ngày đăng : 00:14, 22/11/2014
Nghệ sĩ Chí Trung từng làm nghề buôn
Là một trong số ít danh hài quê gốc Hà thành, nhưng tuổi thơ của nghệ sĩ này cũng không dễ dàng. Trước khi trở thành giám đốc nhà hát Tuổi trẻ như hiện nay, thì nghệ sĩ Chí Trung cũng phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống từ buôn bán thuốc lá, hồ tiêu đến ép lốp xe để giao cho các đại lý.
Nghệ sĩ Chí Trung
Dù chỉ là những nghề làm thêm để phụ gia đình nhưng có lẽ đây là những trải nghiệm đầu tiên của nghệ sĩ này đến được với ánh đèn sân khấu.
Duyên với nghệ thuật chỉ bén rễ khi Chí Trung vượt qua vòng tuyển chọn khắt khe của nhà hát Tuổi trẻ. Được nhiều người biết đến nhiều nhất và có ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến vai trò là Táo giao thông trong chương trình gặp nhau cuối năm, ngoài ra Chí Trung còn được biết đến với vai trò diễn viên trong các bộ phim như: "Tết này ai đến xông nhà", "thái sư Trần Thủ Độ".
Luôn muốn đem lại tiếng cười cho khán giả và gửi gắm cả những triết lý sâu xa trong đó, 40 năm gắn bó là 40 năm trải lòng của anh. Tuy nhiên, ít người biết rằng để sống được bằng nghệ thuật khó khăn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nói về câu chuyện này, nghệ sĩ Chí Trung cũng thẳng thắn chia sẻ: "Rất chật vật, bên tôi có khoảng 40 nghệ sĩ, thì chỉ có 1, 2 người gọi là giàu lên bằng nghệ thuật, còn lại phần lớn các em đều sống bằng đồng lương hơn 1 triệu. Những nghệ sĩ đã thành danh trên các sân khấu hài như Xuân Bắc, Tự Long, Vân Dung, Công Lý, chị Minh Vương... hay thấp nữa là tôi thì có thể sống được với nghề. Nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay, và cũng phải xoay xỏa bằng nhiều cách."
Sưu tầm đồ cổ cũng là một trong những thú vui của nghệ sĩ Chí Trung.
Con đường để sống với nghệ thuật quả thật là gian nan, nhưng trên con đường đó vẫn có những người tâm huyết, hết lòng với nghề như nghệ sĩ Chí Trung thì quả thật là đáng quý.
Danh hài Tự Long: “Nếu không làm nghệ thuật thì tôi sẽ về lái xe”
Chàng danh hài quê quan họ này cũng có nhiều bước truân chuyên trên con đường tìm đến nghệ thuật. Nguồn cảm hứng cho anh có lẽ là bố mẹ đều làm trong đoàn quan họ tỉnh, thường xuyên đi lưu diễn. Nhưng đã hướng cậu con trai của mình không theo nghiệp mà chuyển sang ngành xây dựng.
Cầm trong tay tấm bằng trung cấp xây dựng khó sống với nghề hươn anh tưởng. Từng làm thợ mộc, thậm chí đã từng làm lơ xe và phụ hồ xách vữa cho các công trình trên thị xã, chạy xe ôm để tăng thu nhập, có tiền nuôi sống bản thân và gửi về cho gia đình.
Sau đó, anh tự nỗ lực thi vào trường sân khấu điện ảnh và bén duyên với nghề diễn từ lúc đó. Giờ đây, anh là chân cứng trong đoàn chèo Tổng cục Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Anh có quân hàm đại úy.
Hình ảnh Tự Long khắc sâu trong lòng khán giả trên sân khấu.
Nghệ sĩ Tự Long cùng vợ và con trai
Giờ đây, anh không hẳn có cuộc sống giàu có, thượng lưu nhưng đổi lại có một gia đình hạnh phúc là ước mơ của nhiều người. Từ ở rể giờ anh đã mua được nhà riêng, đời sống có thể nói là sung túc khi được sống bằng nghề.
Chúng ta thấy rằng, đằng sau những tiếng cười là một câu chuyện, một nỗi lòng. Và tôi tin rằng sẽ có nhiều người được truyền lửa với nghệ thuật khi nhìn vào cuộc sống của hai danh hài trên, khi nhìn vào những ngã rẽ mà họ có thể đi trước khi đến với nghệ thuật.