Lưu ý vàng đối với đề thi Sinh học trong kỳ thi THPT quốc gia 2019

Giáo dục - Ngày đăng : 15:51, 24/12/2018

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có sự lồng ghép cả chương trình lớp 10, chính vì vậy muốn giành được điểm cao các thí sinh buộc phải nắm chắc kiến thức và hiểu được ma trận đề thi.

Theo phân tích ma trận đề thi môn Sinh học của tổ giáo viên môn Sinh học Hệ thống HOCMAI, số lượng kiến thức lớp 12 chiếm 85% trong đề thi.

Lưu ý vàng đối với đề thi Sinh học trong kỳ thi THPT quốc gia 2019

Cấu trúc đề thi:  Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán =  21 câu/19 câu; Tỉ lệ câu hỏi nhận biết/thông hiểu/vận dụng/vận dụng cao =  8 câu/ 20 câu/ 9 câu/ 3 câu. Tỉ lệ câu hỏi nhận biết-thông hiểu chiếm 70%; câu vận dụng-vận dụng cao chiếm 30% phù hợp với mục tiêu của đề thi: xét tốt nghiệp là chủ yếu, và làm cơ sở để xét tuyển đại học.

Nội dung đề thi

Gồm các nội dung thuộc chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị; Quy luật di truyền; Di truyền quần thể; Di truyền người; Ứng dụng di truyền; Tiến hóa; Sinh thái.

Sinh học cơ thể thực vật (chỉ nằm trong kiến thức chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”); Sinh học cơ thể động vật (chỉ nằm trong kiến thức chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”); Sinh học tế bào (chỉ nằm trong kiến thức chương “Cấu tạo hóa học của tế bào”)
Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu (65%) ở các phần kiến thức.

Cơ chế di truyền và biến dị; Quy luật di truyền Sinh thái.

Về sự phân bổ kiến thức theo lớp:  Lớp 10: Chiếm 5%; Lớp 11:  Chiếm 10% ; Lớp 12: Chiếm 85%.

Về cấp độ tư duy trong từng chuyên đề: Các chuyên đề có câu hỏi vận dụng và vận dụng cao.

Cơ chế di truyền và biến dị (2 câu); Quy luật di truyền (7 câu); Di truyền quần thể (1 câu); Di truyền người (1 câu); Sinh thái (1 câu).

Các chuyên đề chứa đa số câu hỏi thuộc cấp độ nhận biết, thông hiểu:

Tiến hóa (4 câu); Sinh thái (6 câu); Ứng dụng di truyền học (1 câu); Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (2 câu); Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (2 câu); Cấu tạo hóa học của tế bào (2 câu).

Phân tích từng chuyên đề

Lớp 12: Cơ chế di truyền và biến dị: Có 6 câu ứng với 1,5 điểm thuộc chuyên đề này; Gồm 4 câu hỏi lí thuyết, 2 câu hỏi bài tập.

Gồm các câu hỏi từ cấp độ nhận biết đến vận dụng. Học sinh cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa về gen, mã di truyền, nhân đôi, phiên mã, dịch mã, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể và thường xuyên luyện các bài tập nhân đôi, phiên mã, dịch mã, các bài tập về đột biến gen, đột biến nhiễm cấu trúc và số lượng sắc thể (ví dụ kiểu gen của thể đột biến,...).

Quy luật di truyền: Có 13 câu, ứng với 3,25 điểm, là chuyên đề có số lượng câu nhiều nhất và mức độ khó nhất trong đề thi.

Gồm toàn bộ câu bài tập; Các câu hỏi trong chuyên đề này chủ yếu là bài tập tính toán, ở cấp độ thông hiểu-vận dụng- vận dụng cao, số câu hỏi ở mức độ vận dụng chiếm nhiều nhất. Học sinh cần nắm vững kiến thức về tất cả các quy luật di truyền (phân li, phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen, tương tác gen, di truyền liên kết giới tính) và thường xuyên luyện tập các dạng bài tập tính toán về các quy luật di truyền (bài toán về các phép lai, tỉ lệ và số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con, bài tập phối hợp các quy luật di truyền), đặc biệt là các dạng bài đếm số đáp án đúng để quen với các câu hỏi gây nhiễu.

Di truyền quần thể: Có 2 câu, ứng với 0,5 điểm

Gồm toàn bộ câu bài tập: Các câu hỏi trong chuyên đề này là các bài tập tính toán ở mức độ thông hiểu đến vận dụng. Nội dung kiến thức bao gồm cả quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối, học sinh cần nắm vững các cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng, tỉ lệ kiểu gen sau n thế hệ tự phối, các dạng bài tập tính tần số alen, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong quần thể, bài tập xác định quần thể cân bằng, tính số kiểu gen tối đa trong quần thể để có thể làm tốt bài tập phần này.

Ứng dụng di truyền học: Có 1 câu lý thuyết ứng với 0,25 điểm.

Câu hỏi ở cấp độ nhận biết-thông hiểu. Học sinh chỉ cần ghi nhớ kiến thức sách giáo khoa là có thể làm tốt phần này.

Di truyền người: Có 1 câu hỏi bài tập, ứng với 0,25 điểm.

Câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao thuộc dạng bài tập phả hệ. Để làm được phần này, học sinh cần bắm vững vững kiến thức cơ bản về di truyền người trong sách giáo khoa kết hợp với luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài tập về quy luật phân li, phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết giới tính trong chuyên đề quy luật di truyền (trong chuyên đề quy luật di truyền) cũng như kiến thức về di truyền quần thể.

Tiến hóa: Có 4 câu lý thuyết, ứng với 1 điểm

Các câu lý thuyết đa số ở mức độ nhận biết – thông hiểu. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể làm được phần này.
Sinh thái: Có 7 câu, ứng với 1,75 điểm; Gồm 7 câu lý thuyết.

Chiếm số lượng câu hỏi lớn và các câu hỏi tập trung ở mức độ nhận biết-thông hiểu. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể làm được phần này.

Đối với phần kiến thức lớp 11: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật:

Có 2 câu, ứng với 0,5 điểm; Gồm 2 câu lý thuyết.

Câu hỏi tập trung ở mức độ nhận biết-thông hiểu. Đề thi THPT quốc gia năm 2018 và đề tham khảo kì thi THPT quốc gia năm 2019, đề thi chỉ có các câu hỏi thuộc kiến thức chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể làm được phần này.

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: Có 2 câu, ứng với 0,5 điểm

Gồm 2 câu lý thuyết: Câu hỏi tập trung ở mức độ nhận biết-thông hiểu. Đề thi THPT quốc gia năm 2018 và đề tham khảo kì thi THPT quốc gia năm 2019, đề thi chỉ có các câu hỏi thuộc kiến thức chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể làm được phần này.

Đối với phần kiến thức lớp 10: Thành phần hóa học của tế bào. Có 2 câu, ứng với 0,5 điểm

Gồm 1 câu lý thuyết, 1 câu bài tập: Câu hỏi tập trung ở mức độ nhận biết-thông hiểu. Đề thi chỉ có các câu hỏi thuộc kiến thức chương Thành phần hóa học của tế bào. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa và luyện tập dạng bài tập tính toán về các thành phần của ADN là làm được phần này.

Nhận định chung về đề thi tham khảo, đề thi có sự sắp xếp từ dễ đến khó nhưng chưa chưa hoàn toàn tối ưu, nhiều câu nhận biết-thông hiểu lại nằm ở phần vận dụng gây thiệt thòi cho học sinh khi làm bài.

Về phạm vi đề thi: Nội dung đề thi tham khảo kì thi THPT quốc gia năm 2019 chứa cả các câu hỏi thuộc kiến thức Sinh học cả 3 lớp: lớp 10, lớp 11 và lớp 12, tuy nhiên trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12 (85%). Các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10, 11 thường thuộc cấp độ nhận biết-thông hiểu, chỉ thuộc chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng và chương thành phần hóa học của tế bào.

Về cấu trúc đề thi và độ khó: Đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có mức độ khó giảm hơn so với đề thi THPT quốc gia năm 2018 thể hiện ở số lượng câu hỏi khó giảm và độ khó trong mỗi câu hỏi giảm. Các câu hỏi khó rơi chủ yếu vào chuyên đề quy luật di truyền, cơ chế di truyền và biến dị, di truyền người, di truyền quần thể.

Ngô Chuyên