Chia sẻ lại thông tin sai lệch trên MXH bị xử lý như thế nào?

T.Nhi| 12/03/2019 15:55
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bên cạnh những mặt tích cực mang lại từ mạng xã hội, việc đăng tải, chia sẻ những thông tin sai, không đúng sự thật đang là một vấn đề gây nhiều nhức nhối cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như chính những người dùng mạng xã hội.

Mặc dù các thông tin trên mạng xã hội Facebook dù xác định là không chính xác thì vẫn giữ trong 24 tiếng rồi mới bị xoá. Thời gian đó những thông tin thất thiệt đã được hàng trăm nghìn tài khoản chia sẻ lại, và ai cũng có thể là nạn nhân của tin đồn này.

Bên cạnh những mặt tích cực mang lại từ mạng xã hội, việc đăng tải, chia sẻ những thông tin sai, không đúng sự thật đang là một vấn đề gây nhiều nhức nhối cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như chính những người dùng mạng xã hội.

Những người người chia sẻ lại một thông tin không đúng sự thật trên mạng nhưng bản thân họ không biết đó là tin giả và chia sẻ với mục đích tốt là cảnh báo và thông tin tới mọi người. Liệu hành vi này có vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý gì không?

Theo Luật sư Nguyễn Mạnh Hùng (Phó Giám đốc Công ty Luật SH Legal Việt Nam): “Nếu hành vi của người đó chỉ là chia sẻ lại thông tin trên mạng và không với mục đích thu lợi từ việc chia sẻ đó hay chủ đích gây ảnh hưởng xấu tới cộng đồng thì cũng khó có thể xử lý".

Theo số liệu thống kê từ chương trình đánh giá về an ninh mạng năm 2017 của BKAV cho biết: 63% người dùng ở Việt Nam thường xuyên đọc tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó có 40% là nạn nhân hằng ngày. Rất có thể người chia sẻ thông tin đó cũng là nạn nhân của tin giả, chỉ vì muốn tốt cho cộng đồng mà chia sẻ thông tin chưa chính xác.

trn

Luật sư Nguyễn Mạnh Hùng (Phó Giám đốc Công ty Luật SH Legal Việt Nam)

Nhận định về việc không mất đến 5 phút để tạo lập một tài khoản Facebook, thông tin tạo ra nhanh chóng được lan truyền đi mà không gặp bất cứ "rào cản" nào, Luật sư Lê Ngọc Hoàng (Trưởng Văn phòng luật sư Long Tâm) cho rằng: Có nhiều người chưa ý thức được hậu quả cũng như trách nhiệm pháp lý nên dễ dàng đăng, chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cũng như báo chí cần tăng cường tuyên truyền có chiều sâu về pháp lý hơn để người dân biết và hiểu nhiều hơn pháp luật.

Có thể nói những năm qua, việc xuất hiện không ít thông tin giả, không đúng sự thật trên mạng xã hội có nguyên nhân từ việc quá dễ dàng trong việc đăng tải, chia sẻ thông tin, mỗi người nếu muốn đều có thể sở hữu một trang thông tin cá nhân riêng trên Facebook và họ có thể đăng, chia sẻ bất cứ thông tin gì chỉ với vài cú click chuột.

Việc đăng tin của mỗi người có thể xuất phát từ những lý do khác nhau, có người vì mục đích câu view, câu like, có người vì vô tình không biết là thông tin sai, tin giả hoặc cho rằng thông tin hữu ích nên chia sẻ…Theo luật sư Hoàng, có nhiều người chưa ý thức được hậu quả cũng như trách nhiệm pháp lý nên dễ dàng đăng, chia sẻ thông tin.”

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chia sẻ lại thông tin sai lệch trên MXH bị xử lý như thế nào?