Những phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận năm 2015

Đoàn Nga| 30/12/2015 06:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Năm 2015, nhiều vụ án đình đám đã được đưa ra xét xử, kẻ có tội đã phải đền tội, nhưng nỗi đau và dư âm của những phiên tòa này có lẽ sẽ vẫn còn dai dẳng.

Một năm cũ sắp qua đi năm mới sắp đến, năm 2015 để lại trong lòng người nhiều cảm xúc buồn vui, trong đó có cả nỗi xót xa. Chưa năm nào lại xảy ra nhiều thảm án như năm nay. Từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị liên tiếp xảy ra các vụ giết người hàng loạt. Dù cho những kẻ thủ ác đã phải trả giá cho tội lỗi chúng gây ra, nhưng nỗi đau cho những người thân của bị hại cũng như gia đình bị cáo sẽ chẳng bao giờ có thể lành.

1. Một trong những thảm án đau lòng nhất là vụ giết 6 mạng người ở Bình Phước do “sát thủ” Nguyễn Hải Dương, 24 tuổi (quê ở An Giang) chủ mưu. Ngày 17/12, TAND tỉnh Bình Phước đã tiến hành xét xử lưu động vụ thảm sát này tại bãi đất trống 4 hecta ở Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành. Phiên xét xử đã thu hút hàng ngàn người dân tới theo dõi.

Theo truy tố, quen nhau qua mạng xã hội, dù gia cảnh hai gia đình chênh lệch quá lớn nhưng chị Lê Thị Ánh Linh, 22 tuổi (huyện Chơn Thành, Bình Phước) vẫn đem lòng yêu thương Dương. Được một thời gian, hai người chia tay. Bực tức vì cho rằng, gia đình chị Linh ngăn cản mối quan hệ yêu đương này nên Dương quyết định trả thù gia đình người yêu.

Những phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận năm 2015

Nguyễn Hải Dương và các đồng phạm tại phiên xét xử

Dương đã rủ Trần Đình Thoại (27 tuổi, quê Vĩnh Long) tham gia với lời hứa cướp được tài sản sẽ chia cho Thoại. Tuy nhiên, rạng sáng ngày 5/7, khi hai “sát thủ” này tới nhà chị Linh thì không gọi được cho Dư Minh Vỹ (em họ của chị Linh) như đã thỏa thuận trước đó nên cả hai quay về. Sau đó, Thoại từ chối không tham gia nữa nhưng vẫn mua dao đưa cho Dương.

Dương quay qua rủ Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê Bình Phước) tham gia cùng mình. Sáng ngày 7/7, bọn chúng đột nhập vào căn biệt thự, lần lượt tước đi mạng sống của 6 người trong gia đình chị Linh.

Hành vi tàn độc của các bị cáo đã phải trả giá với mức án tử hình cho Dương và Tiến, Thoại 16 năm tù giam.

2. Cũng trong năm 2015, vụ xét xử trùm ma túy Tráng A Tàng (Tàng Keangnam) đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Do vụ án có tính chất đặc biệt nên TAND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định tiến hành xét xử trong khuôn viên của trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Ninh.

Những phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận năm 2015

Tàng Keangnam tại phiên xét xử

Theo cáo trạng truy tố của VKSNDTC, Tàng “Keangnam”; Giàng A Nhà (29 tuổi, trú tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cùng các đồng phạm bị truy tố về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”.

Cáo trạng xác định từ năm 2009 đến ngày 26/7/2013, Tráng A Tàng chủ mưu cầm đầu đường dây buôn bán ma túy và đã thực hiện 13 lần mua bán trái phép 1.791 bánh heroin, tương đương gần 627 kg heroin và 553 viên ma tuý tổng hợp có trọng lượng 51,5 gram.

Giàng A Nhà cùng đồng phạm đã 6 lần mua bán trái phép 390 bánh heroin, tương đương 136,5 kg heroin và 80 viên ma túy tổng hợp có trọng lượng hơn 7 gram.

Tổng số heroin mà đường dây của Tàng “Keangnam” đã mua bán trái phép là 2.181 bánh heroin và 633 viên ma túy tổng hợp.

Sau gần 5 ngày tiến hành xét xử, TAND tỉnh Bắc Ninh đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung một số vấn đề liên quan. Đây là lần thứ hai Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

3. Trong năm 2015, hàng loạt các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cũng được đưa ra xét xử trước thềm Đại hội XII của Đảng. Trong đó phải kể đến: Vụ án xảy ra tại Công ty chế biến thực phẩm Phương Nam tỉnh Sóc Trăng; Vụ án xảy ra tại Agribank Chi nhánh 7 TP.HCM; Vụ án xảy ra tại Công ty dệt kim Đông Phương thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Agribank Chi nhánh 6 TP.HCM; Vụ án xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II); Vụ án xảy ra tại ALC II, Công ty công nghệ biển Hải Phòng và Công ty TNHH vận tải biển Đại Phát; Vụ án xảy ra tại Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam và Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội đang đi đến hồi kết.

Đặc biệt, là đại án tham nhũng xảy ra tại Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU). Vì lòng tham, các "sếp" đường sắt đã vòi vĩnh các nhà thầu Nhật Bản 11 tỷ đồng để "lót tay". Hành vi tham ô của các bị cáo đã bị TAND thành phố Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt mức án thích đáng với tội trạng của từng bị cáo.

Theo đó, Phạm Hải Bằng - nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt – RPMU (thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam) 12 năm. Các đồng phạm khác là Nguyễn Nam Thái 11 năm; Trần Văn Lục 5 năm 6 tháng; Trần Quốc Đông 7 năm 6 tháng; Nguyễn Văn Hiếu 7 năm 6 tháng tù; Phạm Quang Duy 8 năm 6 tháng, cùng về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Những phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận năm 2015

Các quan chức đường sắt tại phiên xét xử

Theo truy tố, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền ngoài hợp đồng của Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản – JTC trong quá trình thực hiện quyền giám sát gói thầu tư vấn kỹ thuật Dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn 1”, ăn “lót tay” của nhà thầu Nhật Bản 11 tỷ đồng. 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận năm 2015