Phấn đấu đến 2025: 10 cơ sở lọt top 400 Châu Á

Đức Duy| 24/08/2021 13:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Phấn đấu đến năm 2025 có 2 cơ sở giáo dục đại học lot top 100 và 10 cơ sở lọt top 400 Châu Á; 4 cơ sở giáo dục đại học lọt top 1000 thế giới.

Là thông tin được Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GDĐT Nguyễn Thu Thủy chia sẻ tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2021.

Đến nay đã có 142/175 cơ sở giáo dục đại học công lập kiện toàn hội đồng trường

ba-thuy.jpg
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GDĐT Nguyễn Thu Thủy.

Báo cáo kết quả chủ yếu của giáo dục đại học năm học 2020-2021, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GDĐT Nguyễn Thu Thủy cho biết: Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, giáo dục đại học đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, cả về đào tạo và tuyển sinh.

Những chính sách về tự chủ đại học từng bước được triển khai tốt; năng lực đội ngũ và thành tích nghiên cứu khoa học được tăng cường; vị trí trong các bảng xếp hạng quốc tế được duy trì…

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục đại học còn có đóng góp đáng kể cùng các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo bà Nguyễn Thu Thủy, trong năm học vừa qua, tự chủ đại học được tăng cường; mô hình quản trị đại học đã có sự chuyển biến; tăng quyền chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học trong mọi mặt hoạt động từ tài chính, nhân sự và chuyên môn học thuật; dẫn đến bức phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo ra diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Một kết quả đáng ghi nhận là đến nay đã có 142/175 cơ sở giáo dục đại học công lập kiện toàn hội đồng trường; trong đó, 34/35 đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT đã kiện toàn hội đồng trường.

Một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam (ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Tôn Đức Thắng, Duy Tân) tiếp tục có tên trong một số bảng xếp hạng có uy tín của thế giới trong năm 2021 như Times Higher Education (THE), Center of World University Rankings (CWUR) ở một số tiêu chí đánh giá cụ thể.

bach-khoa-ha-noi-12.jpg

Giáo dục đại học cũng tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý thực hiện tự chủ đại học theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Nghị định số 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, trong năm 2021.

Bộ GDĐT đã tiếp tục rà soát, chỉnh sửa bổ sung và ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo; duy trì những quy định hiệu quả có tính ổn định lâu dài; khắc phục những hạn chế, tồn tại của các văn bản đã ban hành trước đây, bảo đảm tinh gọn, có tính hệ thống và đẩy mạnh liên thông giữa các trình độ giáo dục đại học.

Trong tình hình dịch bệnh Covid -19, các cơ sở giáo dục đại học đã áp dụng phương thức giảng dạy và học tập trực tuyến linh hoạt trong tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả học tập; từ đó vừa hoàn thành kế hoạch năm học, vừa bảo đảm an toàn, phòng chống dịch bệnh; đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học.

Công tác tuyển sinh được triển khai bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo theo đúng quy định của pháp luật. Công nghệ thông tin được ứng dụng triệt để, giúp công tác tuyển sinh bảo đảm khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; đồng thời giảm tối đa thí sinh ảo và giúp kiểm soát tình trạng vượt chỉ tiêu.

Hầu hết các cơ sở đào tạo đều sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021. Phần mềm tuyển sinh tiếp tục phát huy hiệu quả, giúp thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng cao nhất;

Bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể: việc triển khai tự chủ đại học còn chậm, có nơi còn lúng túng. Còn chậm đổi mới phương pháp dạy và học để khai thác thế mạnh của công nghệ. Một số cơ sở đào tạo tuyển sinh tốt, nhưng chưa đầu tư về các điều kiện bảo đảm chất lượng tương xứng với quy mô đào tạo (thiếu nguồn lực);

Một số trường hoạt động kém hiệu quả, tuyển sinh thấp so với năng lực. Số lượng chương trình đào tạo của giáo dục đại học được kiểm định chưa tăng nhiều.

Mục tiêu đến năm 2025: 100% chương trình đào tạo giáo viên ở tất cả các trình độ được kiểm định

Định hướng năm học 2021-2022, bà Thủy cho biết: Giáo dục đại học sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học. Trong đó, khẩn trương rà soát, cập nhật các quy định của Đảng, pháp luật có liên quan để xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường; Đề án vị trí việc làm; Quy định đào tạo các trình độ giáo dục đại họi; Quy định về nghiên cứu khoa học; Quy định về bảo đảm chất lượng bên trong…

Đồng thời, khẩn trương thành lập Hội đồng trường theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Khẩn trương kiện toàn Hiệu trưởng, Ban giám hiệu và các chức vụ quản lý khác trong nhà trường theo (với các trường đã thành lập Hội đồng trường). Tập trung rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP. Công khai, minh bạch; thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

Công tác bảo đảm chất lượng tiếp tục được chú trọng. Về phía Bộ GDĐT, sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này; cũng như các chính sách để kiện toàn, củng cố, tăng cường hệ thống kiểm định chất lượng; đẩy mạnh hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng; tích cực triển khai Khung trình độ quốc gia VQF, xây dựng chuẩn chương trình đào tạo.

Mục tiêu đến năm 2025, trên 35% chương trình đào tạo nói chung, 100% chương trình đào tạo giáo viên ở tất cả các trình độ được kiểm định. Phấn đấu có 2 cơ sở giáo dục đại học lot top 100 và 10 cơ sở lọt top 400 Châu Á; 4 cơ sở giáo dục đại học lọt top 1000 thế giới.

Năm học tới, giáo dục đại học cũng sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số. Theo đó, Bộ GDĐT và các cơ sở GD-ĐT tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu giáo dục đại học. Nhà trường rà soát và thực hiện số hóa thông tin, quản lý theo chuẩn dữ liệu cơ sở dữ liệu giáo dục đại học. Ban hành Thông tư quy định quản lý, xây dựng, sử dụng cơ sở dữ liệu...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu đến 2025: 10 cơ sở lọt top 400 Châu Á