Niềm vui của những đứa trẻ ở Mù Cả

Hoàng Nhưỡng - Duy Hưng| 01/11/2020 22:27
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mù Cả, cái tên nghe thật "xa vời", đó là một xã vùng cao biên giới của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nơi đây, 60 năm trước, thầy giáo miền xuôi Nguyễn Văn Bôn là người đầu tiên đem cái chữ đến với đồng bào dân tộc Hà Nhì.

img_7630(5).jpg
Trường Mầm non Mù Cả có 257 học sinh, đa số là người Hà Nhì.

Từ thành phố Lai Châu (Lai Châu) chúng tôi phải vượt gần 200 km đường quanh co, một bên vực một bên núi như là một thử thách để đến được huyện Mường Tè. Đặc biệt để chinh phục được Mù Cả, một trong những vùng rừng núi hiểm trở nhất Việt Nam thì thử thách lại càng khắc nghiệt bởi quãng đường cheo leo, gập ghềnh, hoang vu.

Nơi đây, 60 năm trước, thầy giáo miền xuôi Nguyễn Văn Bôn là người đầu tiên đem cái chữ đến với đồng bào dân tộc Hà Nhì.

Năm 1959, theo tiếng gọi của Ðảng, thầy Nguyễn Văn Bôn xung phong lên dạy học ở Tây Bắc và cái duyên đã đưa thầy đến với Mù Cả, một xã xa xôi và khó khăn nhất tỉnh Lai Châu.

Thời điểm đó toàn xã Mù Cả có khoảng 500 dân, sinh sống rải rác khắp 11 bản. Đặc biệt, cả cán bộ xã và người dân đều không biết nói và viết tiếng phổ thông, Ủy ban phải nhờ một người Thái biết cả tiếng Hà Nhì và tiếng phổ thông lên làm phiên dịch suốt một năm trời.

Thời gian này, thầy Bôn cũng tranh thủ học tiếng Hà Nhì. Những ngày đầu, thầy Bôn bàn với cán bộ và bà con sẽ dạy chữ cho khoảng 40 em trong toàn xã (tuổi từ 7 đến 12) và thống nhất các em đi học phải mang theo gạo và quần áo. Ngay sau đó, thầy Bôn bắt tay vào cùng thanh niên trong bản chặt gỗ, tre để dựng trường, dựng lớp.

5 năm sau ngày thầy Bôn lên dựng trường, Mù Cả trở thành gương sáng hàng đầu về giáo dục của miền núi nước ta. Đó từng là điều không tưởng với một vùng đất mông muội, tách biệt phía sau thăm thẳm núi cao mây mù với cộng đồng dân tộc Hà Nhì từng được gọi là “U ní” (mông muội). Ông là người được phong danh hiệu Anh hùng lao động đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam do Hồ Chủ tịch ký (ngày 3/6/1962).

z2155976345388_d1f4248098797c829eb535f701e9e002(2).jpg
Lễ cắt băng  khánh thành nhà ăn bán trú Trường Mầm non Mù Cả.

Chúng tôi đến Mù Cả, cán bộ Đồn Biên phòng Mù Cả cho biết, xã Mù Cả tiếp giáp với huyện Mường Nhé của tỉnh Điện Biên và có 5,663km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc. Hiện nay Mù Cả có 9 bản, trên 500 hộ dân với gần 2.300 nhân khẩu, trong đó người Hà Nhì chiếm số đông trên 98%.

Để góp phần vào sự nghiệp trồng người ở Mù Cả, chuyến đi này Công ty Ruby Koi Farm và Ngân hàng Quân đội (MB) chi nhánh Điện Biên Phủ cùng các nhà hảo tâm phối hợp cùng Đồn Biên phòng Mù Cả, UBND xã Mù Cả tổ chức Lễ khánh thành nhà ăn bán trú Trường Mầm non Mù Cả. Công trình có trị giá 270 triệu đồng do Công ty Ruby Koi Farm và Ngân hàng Quân đội (MB) chi nhánh Điện Biên Phủ chi nhánh Điện Biên Phủ trao tặng.

img_7737(1).jpg
Thầy cô giáo và các em học sinh vui mừng khi đón nhận món quà của các nhà hảo tâm.

Xúc động đón nhận món quà, cô giáo Lò Thị Ái, Hiệu trưởng Trường Mầm non Mù Cả, cho biết: "Trường Mầm non Mù Cả có 257 học sinh, đa số là người Hà Nhì. Hiện trường có đến 11 điểm trường, trong đó có những điểm trường xa trung tâm đến 60km như ở Bản Cu Ma Cao và Cu Ma Thấp. Tại Trường Mầm non Mù Cả chưa có nhà ăn bán trú để các em học sinh được ăn uống, sinh hoạt. Đó cũng là sự trăn trở đối với ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo ở đây.

Thông qua kết nối của Thiếu tá Hoàng Trường Giang, Phó trưởng Phòng Phát hành và Truyền thông, Báo QĐND, sự quan tâm của các nhà hảo tâm đã giúp cho các cháu học sinh Trường Mầm non Mù Cả có được một nhà ăn bán trú rộng rãi, thoáng mát, là môi trường để các cháu sinh hoạt, học tập tốt. Cô và trò chúng tôi thực sự vui mừng phấn khởi, thay mặt Trường mầm non Mù Cả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn món quà ý nghĩa này".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Niềm vui của những đứa trẻ ở Mù Cả