Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật

NGÔ CHUYÊN| 15/12/2020 11:46
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng nay, tại Hà Nội, Trường ĐH Luật Hà Nội phối hợp với Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội long trọng tổ chức Hội thảo cấp bộ “Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật”.

img_8304.jpg
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh NC.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nói: “Hôm nay tôi rất vui mừng được tham dự Hội thảo cấp bộ “Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật”, đây là hội thảo cấp bộ đầu tiên của Trường ĐH Luật phối hợp với Khoa Luật ĐH Quốc gia tổ chức”.

“Tôi mong muốn rằng, trong khuôn khổ hội thảo tổ chức của ngày hôm nay các nhà khoa học, quý vị đại biểu tích cực chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau luận giải những vấn đề về nhà nước, pháp luật nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới”, Thứ trưởng Oanh nói.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Oanh đã gợi ý một số nội dung để các đại biểu thảo luận như sau:

Thứ nhất: Trên nền tảng tư tưởng của Đảng ta, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật các triết lý, lý thuyết phù hợp cần sử dụng để tiếp tục tiến trình xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xây dựng hệ thống pháp luật chất lượng cao được thực thi hiệu quả là gì?

img_8361.jpg
TS. Đoàn Trung Kiên – Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh NC.

Thứ 2: Những vấn đề lý luận về quản trị nhà nước hiện đại với nhiều nội dung thời sự trong đó có vấn đề về quản trị quốc gia và dự thảo văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đề cập cần được nhìn nhận và giải mã như thế nào?

Thứ 3: Lĩnh vực pháp luật công, cần được đổi mới như thế nào cho phù hợp với bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển cho phù hợp yêu cầu.

Tăng cường hơn nữa công khai, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và kiểm soát quyền lực gắn với xiết chặt kỹ luật kỹ cương trong hoạt động nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu tội phạm và tệ nạn xã hội.

Thứ 4: Lĩnh vực pháp luật tư của chúng ta cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện ra sao, các quy định pháp luật nội dung cũng như pháp luật tố tụng cho phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng thứ 4.

Cũng tại buổi khai mạc hội thảo này, TS. Đoàn Trung Kiên – Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội phát biểu: “Thay mặt ban tổ chức tôi xin trân trọng cảm ơn những chỉ đạo, gợi ý định hướng của Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội cho hội thảo. Trên cơ sở những trao đổi, thảo luận mang tính khoa học các bài viết sẽ được hoàn thiện, biên tập, in thành kỉ yếu gửi đến các cơ quan chức năng cung cấp lý luận, hoàn thiện lý luận hiện đại về pháp luật nhà nước trong thời gian tới”.

TS Kiên nói thêm, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, với khẩu hiệu hành động tạo nên giá trị bền vững và tầm nhìn phát triển thành cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và truyền quảng bá pháp lý hàng đầu Việt Nam, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Trường ĐH Luật Hà Nội phối hợp với Khoa Luật của ĐH Quốc gia Hà Nội huy động được nguồn lực nghiên cứu khoa học mạnh nhất về nghiên cứu vào đào tạo pháp luật để tham dự hội thảo này.

“Thông qua hội thảo, hai đơn vị đào tạo luật có truyền thông, uy tín nhất Việt Nam mong muốn tạo một sự kiện học thuật lớn, diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý luận giải những vấn đề mới. Cách tiếp cận mới về lý luận nhà nước và pháp luật bao gồm những vấn đề chung, những vấn đề định hướng cụ thể góp phần trong sự phát triển luật học nước nhà cũng như đóng góp vào chính sách mới của Đảng, nhà nước trong kiến tạo và phát triển nhà nước”, TS Kiên nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những vấn đề lý luận hiện đại về nhà nước và pháp luật