Trong lịch sử, không có ít ngành nghề đã biến mất chỉ vì sự có mặt của công nghệ. Và những công việc trong bài viết gần như không còn tồn tại.
Cắt băng tuyết
Công nghệ cắt băng tuyết xuất hiện ở những xứ lạnh, nơi tuyết phủ dày đến hàng chục centimet (cm). Những băng tuyết này được những người lao động cắt những miếng tuyết thông qua một cưa tay chuyên nghiệp với một lưỡi cưa chuyên ngành.
Sự xuất hiện của những chiếc tủ lạnh khiến nghề cắt băng tuyết gần như xóa sổ
Sau đó những miếng băng tuyết này được vận chuyển đến nhà lưu trữ băng tuyết, nơi chúng được lưu trữ trước khi bán cho mọi người với những hộp đựng băng tuyết để họ giữ lạnh thức ăn.
Ngành nghề này đã biến mất kể từ khi tủ lạnh được phát triển cũng như điều hòa không khí xuất hiện. Mặc dù vậy, đôi khi nghề này xuất hiện trở lại trong những ngày hội điêu khắc băng tuyết.
Bác sĩ bệnh dịch hạch
Đây là một nghề rất nguy hiểm, vì vậy mà các bác sĩ bệnh dịch hạch sử dụng các thị trấn và thành phố riêng trong thời gian dịch bệnh xuất hiện. Các bác sĩ bệnh dịch hạch thường khoác trên mình những chiếc áo vải dày, đeo một mặt nạ khổng lồ chứa rơm thơm, rau thơm hay nước hoa để ngăn mùi hôi thối của những xác chết xung quanh.
Tuy nhiên, với những tiến bộ trong y học, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng mà các dịch bệnh nhanh chóng bị xóa bỏ, và bác sĩ bệnh dịch hạch dường như cũng chẳng còn chỗ đứng.
Thu nhặt phế liệu
Những người nhặt phế liệu đi bộ trên đường phố để tìm kiếm những thứ như vải, giấy, bìa các tông, kính, kim loại và các vật liệu khác có thể tái chế hay tạo thành các sản phẩm khác.
Thu nhặt phế liệu vẫn tồn tại nhiều ở những quốc gia kém phát triển về công nghệ tái chế
Tuy nhiên, những người này không tham gia trực tiếp vào việc tái chế. Họ chỉ đơn giản là trao nó cho một người chủ để đối lấy một khoản phí (ví dụ tính theo trọng lượng). Những người chủ sau đó sẽ bán cho các công ty có thể tái chế phế liệu thành các sản phẩm có thể sử dụng. Và sự phát triển công nghệ, bao gồm các nhà máy tái chế và chương trình thu phế liệu đã dần loại bỏ nghề này.
Mặc dù vậy, ở một số quốc gia (bao gồm cả Việt Nam), những người nghèo khổ vẫn phải bắt tay vào công việc thu nhặt phế liệu như là cách để họ kiếm chút tiền mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày.
Sao chép văn bản
Còn được gọi là những người ghi chép. Họ sống bằng văn bản và sao chép các văn bản đến từ tòa án, văn bản pháp luận hay các tài liệu khác. Họ phổ biến ở những nơi có tỷ lệ biết chữ rất thấp và cũng chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ như chính tả, kiến nghị cũng như đọc chữ bằng tiếng cho khách hàng.
Công việc sao chép hay ghi chép văn bản dường như tuyệt chủng
Thế nhưng những công nghệ như máy photocopy hay máy ghi âm, những người chép lại dường như đã tuyệt chủng, thậm chí ở cả những ngước rất nghèo trên thế giới.