Tăng cường quan hệ với các nước CIS, Trung Quốc, châu Mỹ Latin và các quốc gia phương Tây là một trong những điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2016.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Theo chiến lược an ninh quốc gia mới, Nga cũng sẽ phát triển quan hệ với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); tăng cường hợp tác với các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), nhóm các nền kinh tế lớn G20 và nhóm các nước đang phát triển G20.
Trong đó, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong năm 2016 hướng đến các đối tác ưu tiên là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như phát triển quan hệ với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Liên minh kinh tế Á - Âu, và Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).
Đặc biệt, trong năm 2016, Nga sẽ xúc tiến ý tưởng biến CSTO thành một “tổ chức quốc tế chung có thể đối phó được với những thách thức trong khu vực và các mối đe dọa quân sự - chính trị hay có bản chất chiến lược quân sự”, bao gồm chủ nghĩa khủng bố quốc tế, buôn bán ma túy và di cư bất hợp pháp.
Hơn nữa, chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga xem việc hợp tác với Trung Quốc như là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định trong khu vực và quốc tế. Moscow cũng đã kêu gọi thiết lập một cơ chế phi liên minh đang tin cậy cho sự ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Nga đang có kế hoạch tiếp tục hợp tác với các nước châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Chính sách đối ngoại năm 2016 của Nga cũng xác định ưu tiên mối quan hệ với các quốc gia phương Tây.
Theo hãng thông tấn Sputnik, chiến lược an ninh quốc gia mới được xây dựng nhằm thay thế chiến lược năm 2009. Chiến lược trước đây xác định mục tiêu của Nga trong lĩnh vực ổn định chiến lược và quan hệ đối tác, song không chỉ rõ các nước cụ thể.