Margaret Eaton - Người phụ nữ làm điên đảo Nội các Mỹ - Kỳ 2: Những cuộc tình sóng gió

Hoàng Hà| 21/03/2015 14:02
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Những câu chuyện tình khá phong phú của Margaret đã khiến cho mọi người luôn nghĩ rằng, cô là một người đàn bà lẳng lơ và dễ dãi.

Tại thời điểm đó, có rất nhiều lời đàm tiếu về chuyện yêu đương thời thiếu nữ của Margaret. Như chuyện về một gã trai si tình đã uống thuốc độc tự tử, sau khi bị Margaret từ chối đáp lại tình cảm của anh ta. Chuyện cô có mối quan hệ ngắn ngủi với con trai của Bộ trưởng Ngân khố dưới thời Tổng thống Jefferson. Hay  việc cô bỏ đi với một phụ tá trẻ của Đại tướng  Winfield Scott như thế nào?

Margaret Eaton - Người phụ nữ làm điên đảo Nội các Mỹ - Kỳ 2: Những cuộc tình sóng gió

Với Eaton, Margaret là hiện thân của vẻ đẹp nữ tính, sự quyến rũ vô bờ

Nhưng Eaton đã bỏ ngoài tai những câu chuyện thêu dệt đó. Với ông, Margaret là hiện thân của vẻ đẹp nữ tính, sự quyến rũ vô bờ. Hơn thế, ông đã trở thành bạn tâm giao của John Timberlake, chồng Margaret và Eaton luôn sẵn lòng hộ tống vợ bạn trên những chặng đường và tới các bữa tiệc tùng mỗi khi Timberlake vắng nhà. Mỗi giây phút ở bên Margaret, ông được tận hưởng khiếu hài hước và lối đối đáp thông minh của cô.

Margaret nói với mọi người “Eaton là bạn của chồng tôi, anh ấy là người đàn ông thật thà và chung thủy”. Tuy nhiên, những người đàm tiếu lại cho rằng, mối quan hệ giữa Margaret và Eaton không trong sáng như hai người vẫn thanh minh.

Vào tháng 4/1828, những lời thị phi này thậm chí còn trở nên thậm tệ hơn khi Timberlake qua đời vì “bệnh phổi”. Lúc này, Timberlake đang phục vụ ở châu Âu trên con tàu USS Constitution. Người ta đồn đại rằng, cái chết của chồng cô không hoàn toàn tự nhiên, mà là do ông tự vẫn vì thất vọng về lối sống buông thả của vợ. Những lời đàm tiếu này không chỉ khiến cho Margaret và Eaton mà ngay cả Jackson cũng cảm thấy đau buồn.

Về phía Jackson, năm 1824 ông thực hiện cuộc chạy đua đầu tiên vào Nhà Trắng, kết thúc với việc ông giành được thắng lợi về đầu phiếu phổ thông nhưng vẫn mất chiếc ghế Tổng thống khi không giành được đa số phiếu đại cử tri so với John Quincy Adams.

Margaret Eaton - Người phụ nữ làm điên đảo Nội các Mỹ - Kỳ 2: Những cuộc tình sóng gió

Quang cảnh của cuộc bầu cử năm 1824

Đây được cho là một cuộc đua không đẹp, khi mà những người ủng hộ Adams cố tình bêu riếu Jackson là người thiếu giáo dục, gian lận đất đai. Họ thậm chí còn cáo buộc Jackson đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Những cáo buộc này bắt nguồn từ chuyện hôn nhân của Jackson với Rachel. Lý do là trước khi lấy Jackson, Rachel đã kết hôn với thương gia có tên là Lewis Robards. Hai người kết hôn vào năm 1785, nhưng Robards cho rằng vợ mình là người không chung thủy. Nên họ chia tay nhau năm 1790.

Một năm sau, Rachel kết hôn với Andrew Jackson. Khi đó, Jackson còn là một luật sư trẻ giàu tham vọng. Cho đến tận năm 1793, Jackson mới biết rằng Robards mới chỉ đồng ý ly hôn Rachel chứ mọi thủ tục vẫn chưa được tiến hành.

Vào năm 1828, tại cuộc chạy đua Tổng thống tiếp theo, những lời đồn đại lại nổi lên trên những tờ báo ủng hộ Adams. Tuy nhiên, Jackson vẫn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử đó và trở thành Tổng thống đầu tiên đến từ miền Tây và thành lập ra cái mà ngày nay người ta gọi là Đảng Dân chủ.

Margaret Eaton - Người phụ nữ làm điên đảo Nội các Mỹ - Kỳ 2: Những cuộc tình sóng gió

Toàn cảnh lễ nhậm chức của Andrew Jackson

Tuy nhiên, 3 tháng sau lễ nhậm chức của Jackson, Rachel qua đời vì bị bệnh tim. Jackson cho rằng, chính những kẻ bôi nhọ ông là thủ phạm gián tiếp gây ra cái chết của vợ mình. Vị Tổng thống mới được đắc cử nói tại lễ tang của vợ mình: “Tôi biết cô ấy tha thứ cho họ còn tôi thì không bao giờ có thể”.

Sau cái chết của Rachel, Jackson lại càng một mực muốn chiếm được trái tim của con gái người chủ quán trọ. Tuy vậy, khi John Eaton nói với Jackson về ước nguyện muốn kết hôn với Margaret, vị Tổng thống này ngay lập tức đưa ra những lời khuyên chân tình: “Nếu anh yêu Margaret, hãy cứ xúc tiến và kết hôn với cô ngay lập tức và bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của bọn họ”.

Ngày 1/1/1829, lễ cưới được tổ chức ở nhà của O’Neale. Nhưng hôn lễ đó chỉ làm dấy lên những chỉ trích về đôi uyên ương này. Margaret Bayard Smith, một người hoạt động trong lĩnh vực xã hội ở Washington phát biểu rằng, “Danh tiếng của Eaton đã hoàn toàn bị hủy hoại”.

Lo sợ rằng hệ quả của vụ om xòm này có thể phương hại đến cuộc bầu cử Tổng thống, một số người thuộc phe của Jackson cố gắng thuyết phục ông không đưa Eaton vào trong danh sách nội các. Tuy nhiên, Jackson tuyên bố: “ Khi tôi đã quyết định thì không ai có thể khiến tôi thay đổi được”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Margaret Eaton - Người phụ nữ làm điên đảo Nội các Mỹ - Kỳ 2: Những cuộc tình sóng gió