Việt Nam là điểm đến hấp dẫn mới cho lĩnh vực BPO

Bảo Lan| 30/03/2015 15:48
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo thống kê của hãng Gartner (Mỹ), lĩnh vực phát triển dịch vụ gia công quy trình Doanh nghiệp (Bussiness Process Outsourcing - BPO) là một trong số 6 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ trong tương lai trên toàn cầu.

Có được vị trí đó, bởi nó phù hợp với làn sóng phân công hoá lao động và những lợi ích mà nó mang lại. Trong nghiên cứu mới nhất của CBRE thì Việt Nam đang có những lợi thế tối ưu cho việc phát triển BPO và đang là điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực châu Á.

Việt Nam, thị trường tiềm năng cho hoạt động BPO

BPO - là làm toàn bộ những công việc liên quan đến ứng dụng CNTT. Gồm cả những công việc đơn giản nhất như xử lý ảnh, nhập dữ liệu, số hoá văn bản,...  và trong xu hướng mới, nhiều DN đã ứng dụng hoạt động này một cách hoàn hảo và đạt hiệu quả cao.

Hiện nay hoạt động BPO đang phát triển rất mạnh mẽ tại các nước có nền công nghiệp phát triển và ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, nhiều tập đoàn DN lớn nổi tiếng như IBM, HP…  và các quốc gia như Ấn Độ, Philippines..  cũng đã tham gia đón nhận công đoạn này trong chuỗi cung ứng. Bởi khi mà chi phí hoạt động càng tăng cao (bao gồm cả chi phí nhân công), các DN có xu hướng thuê ngoài nhiều hoạt động của công ty như thuê ngoài nhân sự, kế toán, chiến lược, chuỗi cung ứng, chăm sóc khách hàng,…

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn mới cho lĩnh vực BPO

Ngành CNTT của VN được đánh giá là có mức tăng trưởng hơn 20 % trong vòng 20 năm qua.. Trong ảnh: Sản phẩm phần mềm của công ty Công Nghiệp Tp. HCM được giới thiệu trong một hội thảo của chuyên ngành CNTT.

Nhận định của ông Lê Hiếu - Trưởng phòng cao cấp, Bộ phận Công nghiệp và Kho Vận của Công Ty CBRE Việt Nam cho rằng, “Các tập đoàn lớn thông thường sẽ chuyển giao các hoạt động nêu trên, bằng cách đầu tư sang một nước thứ 3 cho một công ty khác (tất nhiên là công ty đó có chuyên môn hóa trong lĩnh vực đó) thực hiện. Việc này sẽ giúp các tập đoàn này vừa tiết kiệm chi phí hơn về thời gian, vừa hiệu quả. Ngoài ra, sẽ giúp DN có thêm nguồn lực tập trung vào các hoạt động cốt lõi như sản xuất và nghiên cứu – phát triển”.

Trong một báo cáo nghiên cứu mới đây của Cimigo thì trong khu vực châu Á thì hiện nay Việt Nam có nhiều những lợi thế rất thuận lợi cho sự phá triển của BPO, với 3 lý do: (1) Hạ tầng viễn thông phát triển nhanh và ngày một hoàn thiện, Việt Nam đã và đang được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng tỷ lệ sử dụng Internet nhanh nhất trong khu vực; (2)  Nguồn lao động dồi dào, có kỹ năng ngoại ngữ tốt với chi phí cạnh tranh; (3) Các gói ưu đãi đầu tư của chính phủ khuyến khích các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, bao gồm cả BPO và gia công phần mềm (IT oursourcing). Bên cạnh đó, tình hình chính trị ổn định của Việt Nam, cũng là một thuận lợi vô cùng lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài an tâm khi làm ăn tại thị trường Việt Nam.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn mới cho lĩnh vực BPO

Với 100% vốn DTNN đang tìm kiếm doanh nghiệp Việt Nam tham gia làm nhà cung ứng cho Tập đoàn Điện tử Samsung ở 5 lĩnh vực khác nhau.

Những khó khăn trong phát triển BPO

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy trong bất cứ lĩnh vực nào thì một DN muốn phát triển bền vững, cũng cần một đội ngũ nhân viên ưu việc và có khả năng về ngoại ngữ. Đặc biệt trong lĩnh vực BPO, thì đội ngũ nhân sự cần được đào tạo để có kiến thức tổng quan về BPO và ngoại ngữ là điều kiện không thể thiếu. Nên theo ông Lê Hiếu thì “Các doanh nghiệp cũng cần phải có sự chuẩn bị nghiên cứu thị trường trước để có thể hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam; Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, công nghệ để theo kịp các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, cần tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết”.

Ông  Dave West - Giám đốc Công nghệ (CTO), phụ trách Kỹ thuật Hệ thống và Kiến trúc của Cisco khu vực châu Á Thái Bình Dương, Nhật Bản và Trung Quốc (APJC) cũng nhấn mạnh, “Nên ưu tiên miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong lĩnh vực này; Bổ sung thêm lĩnh vực này vào các ngành ưu tiên thu hút đầu tư tại các khu công nghệ cao và phần mềm tập trung; Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là hạ tầng viễn thông, tòa nhà văn phòng) và hạ tầng xã hội (các tiện ích phục vụ cho người lao động) tại các khu công nghệ cao và phần mềm tập trung để tạo môi trường thu hút các dự án trên”.

Bày tỏ quan điểm của mình, ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Khu công nghệ cao TP.HCM (HSTP) cho biết, “HSTP đã khai trương tòa nhà Sacom Internet Building để dành riêng cho các doanh nghiệp phát triển phầm mềm, trung tâm dữ liệu, BPO, phòng thí nghiệm và hiện đã thu hút được các dự án trung tâm thí nghiệm của tập đoàn Micro Precision Calibration (U.S) và trung tâm phần mềm của tập đoàn Rockwell Automation (U.S) vào tòa nhà Sacom. Các dự án này đều nhận được ưu đãi công nghệ cao và gói hỗ trợ về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực để giúp dự án nhanh chóng đi vào hoạt động”.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn mới cho lĩnh vực BPO

Hoạt động sản xuất phần mềm trong lĩnh vực CNTT của VN đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm 

“Với những lợi thế sẵn có và một chính sách mở trong vấn đề kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Chính phủ, tôi hy vọng trong thời gian gần lĩnh vực BPO của Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, cũng như những yếu tố khắc khe của các đối tác đến từ nước ngoài”.  Ông Lê Hoài Quốc nhấn mạnh.

Rõ ràng, bên cạnh sự chuẩn bị tốt của các doanh nghiệp,cũng cần phải có sự hỗ trợ của chính phủ, địa phương về giấy tờ, thủ tục pháp lý khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và cần có chính sách ưu đãi cho lĩnh vực này, để VN trở thành một thị trường tiềm năng thu hút các DN nước ngoài, không chỉ trong khu vực Châu Á mà còn của cả các nước khác hoạt động trong lĩnh vực BPO.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn mới cho lĩnh vực BPO