Thí sinh hoàn thiện kỹ năng kinh doanh sau cuộc thi khởi nghiệp

Trần Thị Mai Trang| 13/12/2017 13:51
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Giữa nhiều chương trình truyền hình thực tế tận dụng scandal để thu hút sự chú ý, “1 tỷ khởi nghiệp cùng Saigon Co.op” chọn cho mình một lối đi riêng bằng cách tập trung vào tính chuyên môn và nâng cao năng lực của thí sinh qua từng tập phát sóng.

Được tuyển chọn từ hàng ngàn hồ sơ đăng ký trên cả nước, 10 gương mặt bước vào Nhà chung đều là những thí sinh giàu năng lực và đã có trải nghiệm thực tế trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Nhưng theo nhận xét của Giám khảo Phạm Gia Chi Bảo trong tập phát sóng đầu tiên, hầu hết họ có đến 3 cái Không: “Không vốn, không kinh nghiệm và không biết bắt đầu từ đâu”.

Họ chính là những viên ngọc thô để mài giũa trước khi trở lại với kế hoạch kinh doanh thực tế của mình. Chính vì thế, tập 9 “Lên kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng Co.op Smile trong 3 năm” trở thành thử thách “khó nhằn” nhất.

Thí sinh hoàn thiện kỹ năng kinh doanh sau cuộc thi khởi nghiệp

Ban giám khảo chỉ rõ những hạn chế trong kế hoạch của thí sinh

Kim Thái là thí sinh trẻ tuổi nhất. Cô được đánh giá cao ở khả năng sáng tạo và tinh thần xông xáo. Tuy nhiên, như lời giám khảo khách mời Thi Anh Đào “kế hoạch kinh doanh rất chi tiết nhưng lại thiếu tính thực tế”. Ban giám khảo lần lượt chỉ ra những điểm yếu trong bài thi của Thái như về bài toán nhân sự, chưa thấu hiểu hành vi của khách hàng mục tiêu, chọn sai mặt hàng chủ lực…

Kết quả, Kim Thái phải dừng chân ở tập 9 với lời khuyên chân tình của Giám khảo Ngọc Hường “nên học Đại học” để bổ sung thêm các kiến thức cơ bản khi bắt đầu khởi nghiệp.

Chí Hữu từng làm việc nhiều năm ở nước ngoài. Chí Hữu đã chọn đúng một cộng đồng dân cư để phục vụ, một vị trí tốt để mở cửa hàng. Nhưng Ban Giám khảo đã chỉ ra việc anh thiếu kĩ lưỡng khi khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Thí sinh hoàn thiện kỹ năng kinh doanh sau cuộc thi khởi nghiệp

Kim Thái được Ban giám khảo khuyên tiếp tục đi học đại học

Bảo Ngọc tận dụng kiến thức về trái cây tươi để làm điểm khác biệt. Tuy nhiên, Ban Giám khảo chỉ ra kế hoạch tài chính của chị thiếu khả năng trả nợ vay trong những năm đầu tiên.

Anh Đức lên kế hoạch kinh doanh bằng sáng sáng kiến cho nhân viên đứng bên ngoài cửa hàng để hỗ trợ khách mua lần đầu nhưng lại không tính đến rủi ro tốn thêm thời gian và nhân công cho quy trình bán, nhận hàng.

Việt Dũng đã sáng tạo thêm dịch vụ photocopy, dịch vụ giới thiệu người giúp việc nhà, chuyển phát nhanh. Ý tưởng của anh bị nhận xét là quá ôm đồm và không tính đến tính đồng nhất trong hệ thống dịch vụ của Co.op Smile.

Như vậy, bước ra khỏi cuộc thi, với các thử thách thực tế và sự hỗ trợ sát sao của Ban Giám khảo, các thí sinh đã học được nhiều bài học quý giá để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh riêng của mình. Đồng thời, “1 tỷ khởi nghiệp cùng Saigon Co.op” cũng tiếp tục khẳng định là một cuộc thi về khởi nghiệp đáng xem nhất hiện nay. 

1 tỷ khởi nghiệp cùng Saigon Co.op" là chương trình truyền hình thực tế về bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam, do Saigon Co.op tổ chức, Ngân hàng cổ phần Việt Nam Thương tín (VietBank) tài trợ và được phát sóng vào lúc 15:45, Chủ nhật hàng tuần, trên kênh HTV9 và phát lại vào thứ tư của tuần tiếp theo. Chương trình đem đến giải thưởng cao nhất là cửa hàng tạp hóa hiện đại Co.op Smile trị giá một tỷ đồng cùng 300 triệu đồng từ nhà tài trợ chính là Ngân hàng Việt Nam Thương tín (VietBank) dành cho ba thí sinh giải nhất, nhì, ba. Đối tác của ngân hàng là Công ty Hoa Lâm cũng sẽ hỗ trợ 200 triệu đồng cho hai dự án kinh doanh độc đáo nhất.

Khán giả cũng có thể đăng ký và theo dõi trang Youtube chính thức của “1 tỷ khởi nghiệp cùng Saigon Co.op” để cập nhật các diễn tiến mới nhất của chương trình.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thí sinh hoàn thiện kỹ năng kinh doanh sau cuộc thi khởi nghiệp