Nghị định 15, trong thực tiễn mở đường cho doanh nghiệp tự công bố sản phẩm

Minh Khang| 09/10/2018 12:12
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nghị định số 15/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, với những điểm mới trong quản lý mở đường cho doanh nghiệp tự công bố sản phẩm.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới trong quản lý ATTP, theo tính toán của Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương, có khoảng 95% sản phẩm thực phẩm không cần phải tiến hành các thủ tục về mặt hành chính. Nếu làm được theo đúng tinh thần này thì có thể tiết kiệm được 1,8 triệu ngày công và hơn 600 tỷ đồng. Để làm rõ hơn về Nghị định 15 đã thực sự đi vào cuộc sống hay chưa chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn với chuyên gia pháp lý, luật sư Trần Huy Tuấn trước những ví dụ cụ thể về doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định trên.

Nghị định 15, trong thực tiễn mở đường cho doanh nghiệp tự công bố sản phẩm

Nghị định 115 thay đổi cơ bản phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu. Nguồn: Internet

1/ Những quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ đã giảm tối đa các thủ tục quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), đến nay đã 8 tháng nghị định đi vào đời sống, ý kiến của luật sư về thực tiễn trong đời sống có những doanh nghiệp tìm gặp luật sư để giải đáp về việc thực thi nghị định này?

LS Trần Huy Tuấn: Không có gì đáng ngạc nhiên, thậm chí là vui mừng vì Nghị đinh 15 của Chính phủ không những thể hiện cam kết về một Chính phủ kiến tạo - liêm chính - phục vụ của người đứng đầu Chính phủ, mà còn là xu thế tất yếu trong việc giảm tối đa giấy phép con, hạn chế thanh kiểm tra cho Doanh nghiệp trong nỗ lực "cởi trói" cho Doanh nghiệp độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Vì thế, tôi cho rằng Nghị định 15 không chỉ là một tín hiệu đáng mừng, mà là một đòn bẫy vừa tiết kiệm chi phí cho Doanh nghiệp, vừa tạo cho quản lý nhà nước về mặt an toàn thực phẩm ngày càng quy cũ với phương châm: lấy Doanh nghiệp làm trọng tâm phục vụ.

Nghị định 15, trong thực tiễn mở đường cho doanh nghiệp tự công bố sản phẩm

Chuyên gia pháp lý, luật sư Trần Huy Tuấn

2/ Theo Nghị định 15, doanh nghiệp (DN) được tự công bố sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó, thay vì gửi hồ sơ công bố tới các cơ quan nhà nước để xác nhận, chỉ trừ một số sản phẩm phải công bố tại Bộ Y tế và Sở Y tế. Luật sư có thể tư vấn rõ hơn các vấn đề xung quanh nghị định này cho các cá nhân, doanh nghiệp được hiểu rõ?

LS Trần Huy Tuấn: Như đã nói, trong thực tế hiện nay, nhà nước đã có bộ máy thanh, kiểm tra đầy đủ, cùng hành lang pháp lý an toàn để quản lý về an toàn thực phẩm, mà mục đích cụ thể là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, về quản lý nhà nước, chúng ta có thể kể ra đây: Quản lý thị trường, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ y tế... về pháp luật chúng ta có Luật An Toàn Thực Phẩm và Nghị định hướng dẫn thi hành, Luật thương mại, Luật dân sự và kể cả Luật hình sự cũng có quy định về trách nhiệm hình sự khi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, đó là chưa kể nghị định, thông tư và các văn bản dưới luật khác để điều chỉnh về vấn đề này. Vì vậy, mọi hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đều có các quy định điều chỉnh, hay nói cách khác là chịu trách nhiệm trước pháp luật, vì vậy, không tồn tại một lí do gì để không "cởi trói" cho doanh nghiệp, cụ thể là theo Nghị định 15 của Chính phủ, thì doanh nghiệp không cần... mà phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật là điều hết sức đúng đắn. Cần phải nói rằng: Chắc là sẽ có luồng ý kiến có thể cho rằng: Quy định thoáng như tại Nghị định 15 thì liệu công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm có bị thả lõng? Thì như đã nói trên, chúng ta có đầy đủ bộ máy và quy định của pháp luật, nên tôi cho rằng, dù lo lắng đó là có căn cứ, nhưng không phải là vấn đề.

3/ Vừa qua, cụ thể trường hợp của doanh nghiệp sản xuất bánh trung thu Long Đình trước thắc mắc về việc tự công bố sản phẩm, kiểm tra nhà nước đổi với thực phẩm nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Sở Công thương đã có công văn số 4696/SCT-QLCN hướng dẫn cụ thể: Về tự công bố sản phẩm: Theo khoản 2, điều 4, nghị định 15/2018/NĐ-CPSản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.” Trường hợp của công ty TNHH Triều Nhật nêu nhập khẩu nhân bánh trung thu dùng sản xuất nội bộ của doanh nghiệp; không kinh doanh, buôn bán tiêu thụ nhân bánh trung thu tại thị trường trong nước. Vì vậy, trường hợp của công ty nêu trên được miễn thực hiện thủ tục tự công bố cho nguyên liệu nhân bánh trung thu. Theo luật sư doanh nghiệp trên đã làm đúng pháp luật hiện hành? Và điều này có khiến người tiêu dùng hoang mang về chất lượng của doanh nghiệp hay không?

LS Trần Huy Tuấn: Sở Công thương trả lời doanh nghiệp như vậy là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

4/ Thưa luật sư, theo khoản 2, điều 4, nghị định 15/2018/NĐ-CPSản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm. Vậy thế nào là sản xuất nội bộ? Và doanh nghiệp nhập nhân bán về sản xuất ra chiếc bánh thì cụ thể được hiểu trong trường hợp này ra sao?

Quy định tại Nghị định 15 là dễ hiểu và khá chi tiết, mặc dù, chắc chắn sắp đến Bộ Công Thương đương nhiên sẽ phải có văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 15 của Chính phủ, nhưng có thể hiểu đơn giản và cụ thể thé này: nhân bánh (được nhập khẩu trong trường hợp này được luật định nghĩa là nguyên liệu, sản phẩm), do doanh nghiệp nhập về chỉ để sản xuất ra cái bánh trung thu (mà không bán nhân bánh này ra thị trường) nên được gọi là nhập để sản xuất nội bộ. Như đã nói, trong trường hợp này cần phân biệt giữa nhân bánh (nhập khẩu), và chiếc bánh hoàn thiện của doanh nghiệp. Nghị định 15 đề cập đến nguyên liệu, sản phẩm nhập khẩu (nhân bánh) không tiêu thụ trong nước, nghĩa là ngoài mục đích nhập để sản xuất nội bộ (hoàn thành cái bánh), thì doanh nghiệp không bán lẻ hay bán buôn NHÂN BÁNH này, còn khi sản xuất thành phẩm ra cái bánh, thì doanh nghiệp được tiêu thụ trong nước bình thường, và không thuộc sự điều chỉnh của Nghị định 15. Tóm lại trường hợp này doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để không cần phải công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15, vì: Họ nhập nhân bánh để sản xuất nội bộ.

Nghị định 15, trong thực tiễn mở đường cho doanh nghiệp tự công bố sản phẩm

Văn bản của Sở Công thương

Nghị định 15, trong thực tiễn mở đường cho doanh nghiệp tự công bố sản phẩm

Giấy kiểm nghiệm chứng nhận đầy đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ Sở Y Tế cho các mẫu bánh thành phẩm hoàn chỉnh (bao gồm cả vỏ bánh, cả nhân bánh) sau công đoạn sản xuất trong nội bộ để xuất bán ra tới thị trường.

5/ Theo luật sư nghị định trên đã thực sự đi vào cuộc sống chưa?

Giới Doanh nghiệp từ lâu luôn chờ sự thông thoáng từ Chính phủ, và Nghị định 15 này của Chính phủ là một sự quan tâm sâu sắc, lắng nghe của Chính phủ đối với doanh nghiệp, nên Nghị định 15 không chỉ đi vào cuộc sống, mà là còn tạo tiền đề cho Doanh nghiệp phát triển.

Xin được cảm ơn ông về những chia sẻ! 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghị định 15, trong thực tiễn mở đường cho doanh nghiệp tự công bố sản phẩm