Thịt nhập tăng mạnh, giải pháp nào cho thị trường thịt heo nội địa?

Võ Thúy Kim Ngân| 26/06/2019 11:13
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Số liệu thống kê của Bộ NN & PTNT cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo đạt 23,58 triệu USD, tăng gấp 6,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).

Tại Việt Nam, thịt heo là nguồn cung cấp đạm chính. Bình quân mỗi năm, một người Việt Nam sẽ tiêu thụ khoản 40kg thịt heo/người, chiếm 70% lượng tiêu thụ trong các loại thịt. Do đó, ngành chăn nuôi heo nước ta chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nông nghiệp; giá trị khoảng 90.000 tỷ, gần bằng 10% giá trị ngành nông nghiệp hiện khoảng một triệu tỷ đồng.

Thịt nhập tăng mạnh, giải pháp nào cho thị trường thịt heo nội địa?

Tuy nhiên, vừa qua DTLCP đã khiến hơn 2,3 triệu con heo bị tiêu hủy, chiếm gần 7% tổng số heo trên cả nước, thiệt hại đến hơn 3.600 tỷ đồng. Đồng thời, do nhiều hộ chăn nuôi ngại dịch, không tái đàn nên từ đây đến cuối năm sẽ có tình trạng thiếu nguồn cung thịt heo. Bên cạnh những khó khăn vì dịch bệnh, ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay còn phải đối mặt với những đòn “tấn công” ồ ạt từ thịt ngoại. Trong một báo cáo mới đây, Rabobank (định chế tài chính của Hà Lan chuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm) dự báo: Lượng thịt heo của Việt Nam năm 2019 giảm ít nhất 10%, tiêu dùng thịt heo tính theo đầu người cũng sẽ giảm tới 7%. Để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung thịt heo, Việt Nam phải tăng nhập khẩu thịt các loại.

Trên thị trường, đã xuất hiện nhiều sản phẩm thịt lợn từ Mỹ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Đức, Hungary, Canada và các thị trường khác với mức giá hấp dẫn dao động từ 80.000 -120.000 đồng một kg.

Theo Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN & PTNT đề xuất để bảo vệ ngành chăn nuôi heo, cũng như đảm bảo nguồn thịt heo sạch – an toàn cho người tiêu dùng thì giải pháp kỹ thuật phòng, chống dịch, an toàn sinh học là biện pháp duy nhất đến lúc này; tất cả các trang trại lớn chưa có dịch đều do đảm bảo được an toàn sinh học tốt.

Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học – Lá chắn bảo vệ ngành chăn nuôi heo hiệu quả

Ở nước ta phần lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ, nơi nuôi heo phổ biến xen lẫn trong khu dân cư, nhà ở đan xen với chuồng heo, mật độ chăn nuôi rất cao, nhất là tại các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long nên có rất nhiều yếu tố làm lan truyền bệnh nhanh và rộng. Đồng thời, cả nước chỉ có 387 cơ sở giết mổ tập trung và còn hơn 27.000 điểm/cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, việc kiểm soát giết mổ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, gây lây lan dịch bệnh. Tại nhiều tỉnh, thành phố, việc buôn bán thịt heo chủ yếu tại các chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm, không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, vận chuyển thịt lợn bằng xe máy không có bao gói nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, các ông lớn trong ngành chăn trên thị trường như Masan Nutri Science (MNS) đã áp dụng mô hình chăn nuôi hiện đại khép kín 3F (Feed – Farm – Food) từ trang trại đến bàn ăn để đảm bảo an toàn cho đàn heo nuôi.

Thịt nhập tăng mạnh, giải pháp nào cho thị trường thịt heo nội địa?

Ở mô hình 3F, quy trình sản xuất thịt được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn thức ăn, chọn con giống, nuôi heo theo công nghệ cao đến khâu giết mổ và chế biến. Chữ F đầu tiên là “Feed” - đại diện cho thức ăn chăn nuôi chất lượng đạt chuẩn. Heo được nuôi bằng thức ăn theo công nghệ Bio-zeem, đáp ứng tiêu chuẩn GLOBAL GAP, không thuốc tăng trưởng hay chất tạo nạc để phát triển tự nhiên. Chữ F thứ hai là Farm (trang trại). Lá chắn bảo vệ hiệu quả nhất hiện nay của các trang trại lớn là áp dụng kỹ thuật cao theo kịp tiêu chuẩn thế giới. Con giống được tuyển chọn khắt khe từ nguồn heo khỏe, loại trừ hoàn toàn mầm bệnh. Công nghệ nuôi khép kín theo tiêu chuẩn thế giới giúp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của điều kiện thời tiết lên đàn. Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ trang trại đảm bảo cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt heo an toàn, tuân thủ quy trình kiểm soát dịch bệnh khắt khe và an toàn sinh học.

Cuối tháng 12/2018, MNS cũng đã cho khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam hoàn thành chữ F cuối cùng trong mô hình 3F - Food. Nhà máy MEAT Hà Nam được vận hành theo tiêu chuẩn BRC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm và do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm. Ngoài ra, thịt heo sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm thịt heo MEATDeli sẽ được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0 – 4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.

Đồng thời, với việc áp dụng hệ thống kiểm soát “3 tuyến kiểm” dịch theo hướng dẫn của bộ NN-PTNT và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, MEATDeli sẽ đảm bảo an toàn cho miếng thịt khi đến tay người sử dụng.

Thịt mát nội địa – công nghệ châu Âu đáp ứng nhu cầu thịt sạch cho người tiêu dùng

Được sản xuất theo công nghệ Châu Âu, thế nhưng thịt mát MEATDeli vẫn có một mức giá khá phải chăng, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt. Tính bình quân trong mỗi bữa ăn, mỗi gia đình chỉ tốn thêm khoảng 1.300đ/người (so với thịt mua tại các chợ truyền thống) để có những bữa ngon vô lo với thịt mát an toàn MEATDeli. Giờ đây, người Việt Nam đã có thể yên tâm sử dụng thịt mát nội địa chất lượng cao vừa tươi ngon mà giá thành lại rất phải chăng.

Hiện sản phẩm đã có mặt trên 50 cửa hàng, đại lý phân phối MEATDeli và hệ thống VinMart tại Hà Nội

Tham khảo tại https://meatdeli.com.vn/  hoặc gọi đến số Hotline 18006828 để đặt ngay thịt mát MEATDeli.

Hệ thống kiểm soát dịch theo 3 tuyến:

Tuyến 1 là đảm bảo không cho bất kỳ heo hoặc đàn heo nào nhiễm dịch bệnh được xuất chuồng, xuất trại. Tuyến hai, đảm bảo không có bất kỳ con heo nào nhiễm bệnh vào nhà máy giết mổ. Tuyến 3, kiểm soát thành phẩm khi ra khỏi cơ sở giết mổ để đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm thịt heo mất an toàn nào đến tay người tiêu thụ.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thịt nhập tăng mạnh, giải pháp nào cho thị trường thịt heo nội địa?