Làm gì để giải cứu doanh nghiệp sau dịch COVID-19?

Trang Nhi| 09/06/2020 11:33
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

CLB Cafe số (Hội Truyền thông số VN) và Báo Tiền phong tổ chức tọa đàm về “Làm gì để giải cứu doanh nghiệp sau dịch COVID-19” tại số 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

Doanh nghiệp không trông chờ “giải cứu”

Tại buổi toạ đàm, TS Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) chia sẻ: Sau bệnh dịch Covid, chúng ta luôn nói việc “giải cứu doanh nghiệp” nhưng theo tôi, thông điệp cần truyền tải là: Tự nỗ lực vượt qua thách thức khó khăn.

Những chia sẻ của ông Nguyễn Đình Cung xoay quanh vấn đề cách thức Chính phủ hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, điểm trọng tâm trong việc phục hồi kinh tế ở Việt Nam. Nhìn vào con số thống kê của trường Kinh tế quốc dân, đây là con số tiêu biểu dễ nhìn nhất về sự khó khăn DN đang phải đối mặt.

Làm gì để giải cứu doanh nghiệp sau dịch COVID-19?

Khảo sát của ĐHKTQD tính đến ngày 01/4/2020

Tất cả chính sách hỗ trợ từ công văn của các Bộ cho đến nghị quyết nghị định của Chính phủ, từ những điều trên DN được hưởng lợi gì?. Lãi suất có giảm nhưng giảm bao nhiêu, ai được hưởng, chính sách phụ thuộc vào thực trạng DN, nhưng lại phụ thuộc tiếp vào thoả thuận giữa DN và ngân hàng. Đơn cử như chính sách gia hạn thuế, doanh nghiệp có thu mới được hưởng, còn các doanh nghiệp doanh thu ít, lợi nhuận ít thì không được hưởng, và con số này ko phải lại chiếm đại đa số.

Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với DN, khoản chi này không hề nhỏ đối với DN ở Việt Nam. Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3 năm 2020; thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020. Nghiên cứu sửa đổi quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt để hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước.

Doanh nghiệp luôn mong mỏi có thêm nhiều sự hưởng ứng từ Quốc hội như: Miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020. Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để hỗ trợ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Giao Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi tổng số vốn ngân sách trung ương năm 2020 đã được Quốc hội quyết định. Ban hành Nghị quyết về việc chuyển đổi hình thức đầu tư đối với một số dự án thuộc đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư sang đầu tư công. Cho phép áp dụng một số quy định tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng có hiệu lực kể từ ngày thông qua Luật, để phá rào cản về mặt thủ tục, thêm quyền cho cấp phường xã.

Làm gì để giải cứu doanh nghiệp sau dịch COVID-19?

TS Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tại toạ đàm 
 

Định hướng chính sách là phù hợp tạo điều kiện cho DN tiếp cận ngân hàng, giảm chi phí cho DN, giảm gánh nặng về thuế phí hy vọng từ đó tăng thêm nguồn lực cho DN vượt qua khó khăn hiện nay. Tuy nhiên mức độ hỗ trợ hiện nay đang bị chia nhỏ so với mức độ thiệt hại của doanh nghiệp, đi sâu vào các phần như miễn và giảm nghĩa vụ thuế, phí quá ít, hầu như chưa có.
Một số điều kiện hỗ trợ không hợp lý, không thực tế, ví dụ như hỗ trợ về vốn, một DN phải có số lượng mất việc trên 50% trở lên như vậy không hợp lý theo mục tiêu. Tính thời điểm DN cần hỗ trợ dễ bị trượt mất, các điều kiện đặt ra không hợp lý, tạo ra khuyến khích ngược với hành vi của DN.

Các bộ phản ứng rất chậm, sức ỳ lớn như: Quyết định thí điểm mobile money; Tập hợp, kiến nghị miễn giảm các loại loại phí. Các bộ, cơ quan quản lý nhà nước tạo ra vấn đề vì quyền lợi cục bộ thì rất nhanh (như vụ mã số,mã vạch, hay nghị định 68…); nhưng giải quyết vấn đề, tháo gở khó khăn cho SXKD thì chậm, có phần cố tình dây dưa.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong môi trường hoạch định chính sách, ông Cung chia sẻ: nếu chỉ hô hào khẩu hiệu: Khẩn trương hoàn thành, gỡ nút thắt.. thì không bao giờ có thể làm được. Cần tập trung giao việc sâu sát, tạo áp lực đến từng người thực hiện, điều DN kỳ vọng nhất là tháo bỏ rào cản thủ tục hành chính, cản trở sự sáng tạo xuất hiện cách thức làm mới.

Năng lực đầu tư tạo ra nhà máy nhà sản xuất, phân bố nguồn lực của Doanh nghiệp Việt Nam là rất yếu, và điểm nghẽn nhất trong môi trường kinh doanh tại VN là: chia – cho – xin. Các doanh nghiệp tại VN tập trung đầu tư nhỏ, ngắn hạn, có thời hạn.. về mặt thủ tục tiếp cận nguồn lực cũng không được bình thường. DN Vn hiện nay sợ lớn, không lớn được.

Nên hỗ trợ tập trung vào các ngành nghề chịu tác động mạnh, gần như tê liệt trong nhiều tháng sau covid: ngành hàng không, ngành du lịch. Hỗ trợ sâu để Dn đủ sức phục hồi, còn như hiện nay 98% DN được hưởng, hiệu quả có thể sẽ không bền lâu.

Doanh nghiệp chấp nhận tăng trưởng thấp nhưng an toàn

Kinh tế đã khởi sắc từ tháng 5/2020, vốn đầu tư ngân sách đáng ra phải tăng cao hơn; vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm. Do chúng ta đang phụ thuộc vào “cầu nội địa” để hồi phục kinh tế. “Cầu nội địa” tăng theo cầu chi tiêu của Chính phủ, thông qua đầu tư công, mà hiện nay đầu tư công đang ách tắc.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước bằng 24,9% kế hoạch năm và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 26,2% và tăng 4,2%), Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2020 đạt 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. vốn đăng ký đạt 7,4 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31,4%; Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 3 tỷ USD, giảm 60,9%. có 715 lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,2 tỷ USD; 2.813 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,8 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu giảm 1,7% Xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng 10,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 66,06 tỷ USD (chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 6,9%. Hoa Kỳ tăng 8,2% Trung Quốc tăng 20,1%. EU giảm 12%. ASEAN đạt giảm 13,4%. Nhật Bản tăng 2,2%. Hàn Quốc đạt USD, giảm 0,5%. Nhập khẩu hàng hóa giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, Khu vực kinh tế trong nước, giảm 3,2%; khu vực có vốn đầu tư nước giảm 4,3%.

Làm gì để giải cứu doanh nghiệp sau dịch COVID-19?

Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp của các đối tác FDI chính

Nhìn vào bảng Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp của các đối tác FDI chính, ta có thể thấy nổi lên Trung Quốc đứng hàng thứ 5 đầu tư tăng theo. Chiến tranh thương mại căng thẳng giữa TQ – Hoa Kỳ thì Trung Quốc lại đầu tư vào VN nhiều hơn. Tuy các dự án, số vón góp nhỏ và rải rác nhưng gộp lại thì trở thành hiện tượng “Nhỏ mà nhiều”.

Sức chống chịu của DN thể hiện từ sự thay đổi từ sự phân bổ lại sau chuỗi giá trị toàn cầu, từ lợi ích ngắn hạn sang lợi ích dài hạn hơn. Sẽ có nền kinh tế contact-free (không hợp đồng), từ toàn cầu hoá sang khu vực hoá, đối tác hoá. Xu hướng rõ nét của toàn cầu hoá với các tổ chức đa phương, một thời gian có thể rơi vào khủng hoảng như WHO (Tổ chức y tế Thế giới)… Doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn xu hướng tăng trưởng thấp hơn, thu nhập thấp hơn nhưng an toàn hơn.

Chia sẻ tại toạ đàm, đại diện khối các ngân hàng nêu ý kiến: Các giải pháp ngân hàng thương mại đang làm như cơ cấu giải nợ: nếu không tiếp tục kéo dài thời gian cho khách hàng sẽ thành nợ xấu, ngân hàng đang đứng trước khó khăn gấp 10 lần DN, nếu thực sự muốn hỗ trợ cho DN thì CP cần có gói hỗ trợ rót xuống cho Ngân hàng để điều tiết tất cả các bên. “Khủng hoảng kép” thể hiện ở sự thanh khoản, liệu chúng ta có đang ở tình trạng này không?.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung chia sẻ: Ngân hàng muốn hỗ trợ DN thì CP phải có gói hỗ trợ lãi suất cho những ngành bị thiệt hại nhiều nhất, vốn lưu động họ cần rất lớn. Khủng hoảng năm 2011 xuất phát từ hệ thống tài chính, đến VN tại thời điểm đó hệ thống ngân hàng yếu hơn nhiều so với hiện nay. Với cách nhìn như thế, hy vọng nền kinh tế toàn cầu mở cửa từ cuối năm nay, tình hình sẽ không rơi vào “khủng hoảng kép”, tuy nhiên nợ xấu sẽ tăng và chúng ta buộc phải giải quyết vấn đề này và việc mong muốn lãi suất giảm tiếp sẽ khó thực hiện.


 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm gì để giải cứu doanh nghiệp sau dịch COVID-19?