Đón đầu cuộc cách mạng 4.0, VNPT tập trung phát triển dịch vụ số

Nguyễn Cúc| 17/04/2018 08:17
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo kết quả khảo sát tại Việt Nam, năm 2017, hạ tầng mạng lưới kỹ thuật 4G LTE đã có bước phát triển mạnh với tỷ lệ phủ sóng 4G lên đến 71,26% diện tích lãnh thổ.

Từ năm 2017, Tập đoàn VNPT đã tập trung xây dựng chiến lược VNPT 3.0 chuyển dịch từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống (Telco) sang nhà cung cấp dịch vụ truyền thông kỷ nguyên số (DSP) nhằm chuyển đổi sang kinh doanh các dịch vụ số, các dịch vụ giá trị gia tăng, công nghệ thông tin, truyền thông và công nghiệp công nghệ thông tin. Trên nền tảng đó, dịch vụ 4G và băng rộng cố định chính là nhân tố thúc đẩy VNPT phát triển kinh tế số trong thời gian tới.

Theo kết quả khảo sát tại Việt Nam, năm 2017, hạ tầng mạng lưới kỹ thuật 4G LTE đã có bước phát triển mạnh với tỷ lệ phủ sóng 4G lên đến 71,26% diện tích lãnh thổ. Cùng với đó, tốc độ mạng cũng cải thiện đáng kể và đạt 21,49 Mbps, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và chỉ sau Singapore.

Số liệu thống kê của Cục viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy, tốc độ tải dữ liệu (download) trung bình của mạng 4G tại Việt Nam là 35-37 Mbps, cao gấp 3,5 đến 4,5 lần so với tốc độ trung bình của 3G hiện tại, góp phần nâng tổng dung lượng Internet di động đi quốc tế đạt 5,4Gb/s - tăng 1,5 lần so với năm 2016. Theo nhận định của các chuyên gia, tiềm năng thị trường 4G tại Việt Nam còn rất lớn, với khoảng 76,4 triệu thuê bao 2G hoặc 41,5 triệu thuê bao 3G có thể chuyển đổi thành thuê bao 4G.

Đón đầu cuộc cách mạng 4.0, VNPT tập trung phát triển dịch vụ số

VNPT giới thiệu dịch vụ 4G tới khách hàng

Theo đánh giá của các chuyên gia tại Hội thảo - Triển lãm quốc tế 4G 2018, tiềm năng của thị trường 4G trong những năm tới là khá lớn và cùng với đà phát triển của cuộc Cách mạng 4.0 nhiều dịch vụ số sẽ không ngừng lớn mạnh như: thanh toán và thương mại điện tử, các ứng dụng phát triển thành phố thông minh, tự động hóa, máy hóa, ảo hóa, dịch vụ nội dung số, dịch vụ truyền hình, nghe nhìn trực tuyến… Tuy nhiên, làm thế nào để tận dụng được các điều kiện thuận lợi mà hạ tầng mạng 4G LTE đem lại là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường số.

Định hướng phát triển của VNPT

Năm 2017 là một dấu mốc đánh dấu bước tiến mới của VNPT với số lượng trạm thu phát sóng lắp mới nhiều hơn cả tổng số trạm của 02 năm trước. Trong cả năm 2017, VNPT đã lắp đặt mới trên 24.000 trạm thu phát sóng, trong đó mạng 4G là 15.000 trạm, nâng tổng số trạm thu phát sóng các loại hiện có lên xấp xỉ 80.000 trạm.

Nhờ đó, độ khả dụng của mạng 2G, 3G của VNPT gần như đạt 100% (99,97%). Mạng 4G cũng đã được phủ sóng tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước với chất lượng được hãng tư vấn Delloite (căn cứ số liệu đo đạc và thống kê của trang Web Open Signal) đánh giá là có tốc độ download/upload đứng đầu tại Việt Nam.

Hiện tại, VNPT đã triển khai mạng 4G LTE trên băng tần 1800MHz. Cùng với băng rộng cố định, 4G LTE sẽ là đòn bẩy để VNPT phát triển các dịch vụ số và theo dự báo, doanh thu ở mảng này sẽ chiếm tỷ trọng 23% trong giai đoạn 2016 đến 2020.

Là Tập đoàn kinh tế chủ lực của nhà nước trong lĩnh vực VT-CNTT, VNPT đóng vai trò chủ chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng việc tham gia công tác chuyển đổi và số hóa nền kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, VNPT đã sớm có những bước chuẩn bị cần thiết để tham gia vào cuộc cách mạng này bằng việc thành lập Công ty Công nghệ thông tin VNPT-IT. Công ty VNPT-IT có nhiệm vụ xây dựng các sản phẩm mà VNPT đang triển khai cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. VNPT sẽ đưa các công nghệ AI, bigdata, cloud… vào các dịch vụ để tạo môi trường mới nhằm mang lại nhiều hơn lợi ích cho khách hàng; đồng thời giúp tăng sự cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường.

Hiện các dịch vụ CNTT hay còn gọi là dịch vụ số dành cho doanh nghiệp của VNPT có 3 mảng ứng dụng chính liên quan tới chăm sóc sức khỏe, giáo dục và chính phủ điện tử.

Phần mềm quản lý giáo dục của VNPT là VnEdu hiện đang đứng số 1 về thị phần tại Việt Nam và đã được triển khai tại gần 12.800 trường học ở 63 tỉnh, thành phố. VnEdu quản lý khoảng 5 triệu hồ sơ học sinh, 650.000 hồ sơ giáo viên và 2.000 website các trường học. Bên cạnh đó, VNPT đã xây dựng xong phiên bản VnEdu 2.0, kết hợp hệ sinh thái đầy đủ để cung cấp cả nền tảng Elearning (đào tạo trực tuyến) và tăng cường hơn nữa kết nối giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh.

Ở mảng Chính phủ điện tử, VNPT đã triển khai sản phẩm eGov chính thức cho 49/63 tỉnh, thành phố theo đúng khung quy chuẩn. Hệ thống một cửa liên thông iGate của VNPT đã được triển khai trên 25/63 tỉnh thành phố. Hệ thống điều hành văn bản iOffice được triển khai tại 45 tỉnh thành phố với kết nối liên thông 4 cấp bao gồm đầy đủ các module tới khoảng 10.000 đơn vị các cấp. Riêng với mô hình Thành phố thông minh, hiện VNPT đã triển khai ký biên bản ghi nhớ với 15 tỉnh/thành phố và đang thử nghiệm smartcity, sớm nhất là huyện đảo Phú Quốc thì hiện đã triển khai xong giai đoạn 1 và đang triển khai giai đoạn 2.

Đón đầu cuộc cách mạng 4.0, VNPT tập trung phát triển dịch vụ số

Còn trong lĩnh vực y tế, sản phẩm VNPT HIS đã được triển khai cả 4 cấp từ Trung ương đến các tỉnh, huyện, xã. Tập đoàn đã triển khai phần mềm quản lý y tế cho 7.210 cơ sở y tế trên cả nước, số hóa công tác khám chữa bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đón đầu cuộc cách mạng 4.0, VNPT tập trung phát triển dịch vụ số