Liệu có xảy ra tham nhũng khi muốn "hộ khẩu" TPHCM phải có 20m2 đất ở?

PV| 06/03/2018 09:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường đã đưa ra giải thiết như vậy trước đề xuất mới đây của Sở Xây dựng TPHCM về việc ban hành quy định diện tích nhà ở bình quân để đăng ký thường trú tại TPHCM.

Hiện nay, diện tích bình quân để đăng ký thường trú tại TP.HCM được chia thành 2 khu vực: Khu vực 1 là 10m2 sàn/người gồm 5 huyện: Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi và Nhà Bè; Khu vực 2 là 15m2 sàn/người gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp.

Vừa qua, Sở Xây dựng TPHCM đề xuất, diện tích bình quân để đăng ký thường trú là 20m2 sàn/người và không phân chia khu vực trên toàn địa bàn TPHCM. Theo Sở Xây dựng, quy định này được đưa ra nhằm giảm tải áp lực dân số cho thành phố. 

Đánh giá về đề xuất này, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, đây là phương pháp hành chính không hiệu quả hay nói cách khác, đây là biện pháp phi thực tế. Bởi lẽ, việc xác minh diện tích nhà ở hiện nay phải dựa vào xác thực của UBND phường, nhưng GS Võ đặt câu hỏi, liệu rằng UBND phường có đủ dữ liệu để xác minh việc này không?

Liệu có xảy ra tham nhũng khi muốn

1400 căn nhà ở khu Mả Lạng - Tp.HCM

Bên cạnh đó, theo GS Võ, nguy cơ tham nhũng sẽ xuất hiện từ biện pháp hành chính này. Liệu ai sẽ là người kiểm soát việc này, dựa trên cơ sở dữ liệu nào để xác minh người dân có đủ điều kiện để đăng ký thường trú, rồi sẽ lại dẫn đến những tham nhũng tiêu cực để có được chứng nhận diện tích nhà ở để đăng ký nhập cư.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, GS Võ chỉ ra kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới. Theo đó, các nước phát triển cũng đang phải đối mặt với tình trạng dân cư đổ xô vào các đô thị và thành phố lớn nhưng họ không dùng biện pháp hành chính để quản lý mà họ dùng biện pháp thuế.

Cụ thể, các nước này sẽ đánh thuế sử dụng đất cao đối với khu vực thành thị. Điều đó dẫn đến những người có đủ điều kiện và thu nhập mới có thể sống được ở thành phố và các đô thị lớn. Những đối tượng có thu nhập ít hơn sẽ chọn những khu vực ngoại vi để sinh sống.

Đối với thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác, chúng ta cũng nên áp dụng biện pháp này. Ai có đủ điều kiện thì sẽ trụ lại được ở thành phố, đối tượng thu nhập thấp sẽ ở khu ngoại thành.

"Tôi cho rằng dùng giải pháp về thuế hay nói cách khác giải pháp về kinh tế sẽ hiệu quả hơn nhiều so với giải pháp hành chính. Ở Việt Nam, hiện nay thuế sử dụng đất phi nông nghiệp rất thấp chỉ là 0,03%, trong khi các nước trên thế giới là 1%, vậy làm sao có thể ngăn được dòng người di cư đến các đô thị lớn", GS Võ Đăng Hùng thẳng thắn đưa ra vấn đề.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Liệu có xảy ra tham nhũng khi muốn "hộ khẩu" TPHCM phải có 20m2 đất ở?