BLHS 2015: Sửa đổi, bổ sung phần "Các tội phạm" (kỳ 2)

Đỗ Văn Chỉnh| 20/03/2016 06:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các sửa đổi, bổ sung trong Phần “Các tội phạm” là nội dung quan trọng trong BLHS năm 2015, chúng tôi tiếp tục giới thiệu các sửa đổi, bổ sung trong phần này.

Đối với các tội “Xâm phạm sở hữu”

Về hình phạt: Đối với tội cướp tài sản, không áp dụng hình phạt tử hình, mà hình phạt cao nhất đối với tội này là tù chung thân.

Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với các tội: Công nhiên chiếm đoạt tài sản, Trộm cắp tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Hủy hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản. Mức phạt tù cao nhất đối với 4 tội này là 20 năm.

Giảm hình phạt tù từ 15 năm xuống 10 năm đối với tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tố cáo, doanh nghiệp và giảm hình phạt tù đối với tội Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Về bổ sung tình tiết tăng nặng trong khung hình phạt, trong số 13 tội xâm phạm sở hữu, có 12 điều luật đã sửa đổi, bổ sung tình tiết tăng nặng trong khung hình phạt. Ví dụ 1: Tội Cướp tài sản đã bổ sung tình tiết tăng nặng vào khoản 2 của điều luật là các tình tiết: “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ” và tình tiết “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội”. Ví dụ 2: Tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản đã bổ sung tình tiết tăng nặng vào khoản 2 của điều luật là các tình tiế “Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia” và tình tiết: “Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này”.

Đối với các tội Xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

Sửa đổi về cơ cấu trong BLHS: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng quy định trong BLHS năm 1999 là tại Chương XIX, có 59 điều luật quy định tội phạm. Khác với cấu trúc trong BLHS năm 1999, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong BLHS năm 1999, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong BLHS năm 2015 được quy định tại Chương XXI có 70 điều luật, chia thành 4 mục, mỗi mục có tiêu đề gọi riêng. Cụ thể như sau: Mục 1 quy định về “Các tội xâm phạm an toàn giao thông”. Mục 1 có 25 điều luật (từ Điều 260 đến Điều 284). Mục 2 quy định về: “Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông”. Mục 2 có 10 điều luật (từ Điều 285 đến Điều 294). Mục 3 quy định về “Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng”, Mục 3 có 23 điều (từ Điều 295 đến Điều 317). Mục 4 quy định về “Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng”, Mục 4 có 12 điều luật (từ Điều 318 đến Điều 329).

Sửa đổi bổ sung tên tội (tội danh) quy định tại điều luật. Trong 70 điều luật quy định về tên tội tại Chương XXI BLHS năm 2015 thì có 44 điều luật giữ nguyên tên tội của BLHS năm 1999. Ví dụ: Tội “Cản trở giao thông đường bộ” quy định tại Điều 203 BLHS năm 1999 thì tội “Cản trở giao thông đường bộ” được quy định tại Điều 261 BLHS năm 2015. Có 18 điều luật sửa đổi tên tội. Ví dụ Điều 202 BLHS năm 1999 quy định tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Tội này được sửa đổi là tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Tội này được sửa đổi là tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” (quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015). Ví dụ 2: Điều 204 BLHS năm 1999 quy định tội “Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ”. Tội này được chia tách thành hai tội là tội “Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” và tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ” (quy định tại các Điều 263, 264 BLHS năm 2015)… Có 8 tội mới bổ sung và quy định tại các Điều 285, 291, 292, 293, 297, 301, 302 BLHS năm 2015. Ví dụ 1 Điều 285 quy định tội: “Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tăng cho công cụ, thiết bị , phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật”. Ví dụ 2 Điều 302 quy định tội “Cướp biển”… Ngoài ra còn sửa đổi, bổ sung tình tiết cấu thành cơ bản của tội và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong khung hình phạt.

Đối với các tội phạm tham nhũng.

Trong 14 tội phạm về tham nhũng thì việc sửa đổi, bổ sung chỉ có 2 nội dung chính. Cụ thể là:

Về sửa đổi hình phạt: Giảm hình phạt tù chung thân đối với tội “Đưa hối lộ”. Tội này trong BLHS năm 1999 quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân, nay BLHS năm 2015 đã sửa đổi giảm xuống còn 20 năm tù. Đối với tội “Môi giới hối lộ” BLHS năm 1999 quy định mức phạt tù cao nhất là 20 năm, nay sửa đổi giảm xuống còn 15 năm tù.

Về sửa đổi tình tiết tăng nặng trong khung hình phạt: Sửa đổi này tương đối nhiều. Ví dụ 1: Tội “Nhận hối lộ” đã sửa đổi tình tiết tăng nặng tại khoản 2 như sau: “Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng”. Ví dụ 2: Tội “Đưa hối lộ” được bổ sung quy định như sau: “Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này”.

Hình phạt tử hình được giữ nguyên đối với các tội “Tham ô tài sản” và tội “Nhận hối lộ”.

Đối với các tội phạm Xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Các tội phạm này có 28 điều luật quy định tại Chương XXV của BLHS năm 2015.

Các sửa đổi bổ sung trong Chương XXV là không áp dụng, hình phạt tử hình đối với hai tội: “Chống mệnh lệnh” và tội “Đầu hàng địch” quy định tại các Điều 394 và 399 BLHS năm 2015 có hình phạt cao nhất là tù chung thân (BLHS năm 1999 quy định hình phạt tử hình).

Một số điều luật trong BLHS năm 1999 được chia tách thành các điều luật riêng biệt. Ví dụ Điều 321 BLHS năm 1999 quy định tội “Làm nhục, hành hung đồng đội”. Tội này trong BLHS năm 2015 chia tách thành hai tội là: “Tội làm nhục đồng đội” và tội “Hành hung đồng đội” quy định tại các Điều 397 và 398.

Đặc biệt là bổ sung một tội mới là tội “Ra mệnh lệnh trái pháp luật” để xử lý người lợi dụng chức vụ quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
BLHS 2015: Sửa đổi, bổ sung phần "Các tội phạm" (kỳ 2)