Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Minh Khang| 15/03/2018 16:43
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đại lễ khai mở và chiêm bái Đại Mandala Phật Quan Âm sẽ diễn ra vào ngày 16/3 tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên, Vĩnh Phúc.

Nhân dịp “Pháp hội Đại Bi Quan Âm - Thần lực gia trì” tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên từ 16 đến 18.3, Đức Gyalwang Drukpa sẽ cử hành đại lễ gia trì và khai mở Đại Mandala ngọc đá quý Phật Quan Âm Đại Bi Thiên Thủ Thiên Nhãn. Tác phẩm chính thức được công bố xác lập Kỷ lục Việt Nam cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất vào sáng 16.3, tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên.

Bức tranh Đại Mandala Ngọc đá quý Phật Quan Âm Đại Bi Thiên Thủ Thiên Nhãn có đường kính lên tới 9m, kích cỡ đặc biệt lớn so với tác phẩm cùng loại thông thường, được dựng trên nền nhà trưng bày 287m2 và kiến lập miên mật trong thời gian 09 ngày tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên dưới bàn tay tài hoa của các bậc Cao Tăng Truyền thừa Drukpa. Tác phẩm nghệ thuật này được chế tác từ 35 loại ngọc, đá quý và bán quý được nghiền nhỏ như ngọc bích, hồng ngọc, thạch anh, aven, lapis lazuli…. Các vật liệu được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hoàn toàn tự nhiên, không qua xử lý hóa chất, không nhiễm ô… để có thể hấp thụ đầy đủ năng lượng gia trì. Với sự gia trì quán đỉnh điểm đạo sau đó, Đại Mandala mang tới ý nghĩa tâm linh và sự gia trì lớn laocho các Phật tử và đại chúng nhân dân tham dự Pháp hội (16-18/3).

Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Các bậc Cao Tăng Truyền thừa Drukpa  công phu kiến lập Mandala

Trước khi kiến lập Đại Mandala này, chư Ni Đại Bảo Tháp Tây Thiên cùng 20 bậc Cao Tăng đến từ vùng Ấn độ Himalaya cử hành khóa lễ Đại thành tựu Pháp (Drubchen), kết giới Đàn tràng, gia trì, triệu thỉnh Bản tôn Phật Quan Âm và năng lượng tích cực, trì tụng các chân ngôn linh thiêng cùng lễ nhạc Phật giáo trong lòng Đại Bảo Tháp và tại địa điểm kiến lập Mandala trong khuôn viên Đại Bảo Tháp. ĐạiMandala được an vị tại cổng phía Nam của Đại Bảo Tháp, là phương của Đức Phật Bảo Sinh, chủ về Tăng ích. Việc an vị Đại Mandala Phật Quan Âm Đại Bi theo hướng này có mục đích giúp Thần lực gia trì từ Mandala ban trải khắp tất cả vùng miền đất nước, đem lại an lạc, hạnh phúc cho mọi người.

Trong quá trình kiến lập Mandala và trong suốt thời gian 3 ngày của Pháp hội Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa sẽ liên tục cử hành khóa lễ cầu nguyện triệu thỉnh Đức Phật Quan Âm giáng lâm vào trung tâm Mandala để ban gia trì. Nhờ năng lực cầu nguyện, thiền định của Đức Gyalwang Drukpa và chư Tăng Ni, Mandala trở thành cõi Tịnh độ của Đức Quan Âm, chứa đựng tinh túy giác ngộ của Ngài. Vì thế, các Phật tử tham dự Pháp hội, chiêm bái Đại Mandala với tâm chí thành thanh tịnh, nghe âm thanh nghi lễ và trì tụng từ Pháp hội… có thể đón nhận sự gia trì Đại Bi,tăng trưởng phẩm chất giác ngộ, tiêu tan những tai nạn, ám chướng, hiểm họa.

Mandala Đại Bi Quan Âm là một hình thức nghệ thuật Mật truyền siêu việt bắt nguồn từ Phật giáo Kim Cương thừa thời Ấn Độ cổ xưa, do chính Đức Phật Thích Ca truyền cho Tỳ Kheo Ni Liên Hoa.  Đây là Pháp bảo tràn đầy thần lực gia trì “Giải thoát qua chiêm ngưỡng”, giúp người chiêm bái với tâm chí thành thuần khiết có thể chấm dứt khổ đau, tịnh trừ khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống, viên mãn mọi sở nguyện và thành tựu giác ngộ.

Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Các bậc cao tăng  trực tiếp dùng tay rắc rải các hạt ngọc đá quý này lên đồ hình Đại Mandala được phác họa 

Thần lực Mandala Đại Bi gia trì Quan Âm

Thần lực vô song của Đại Mandala Phật Quan Âm này bắt nguồn từ các yếu tố sau:

1.     Bản tâm của Vạn Pháp: Theo quan kiến Vũ trụ học Kim Cương thừa, Đại Mandala chính là Tâm giác ngộ, là Bản thể của vạn pháp. Từ Mandala, Lục đại duyên khởi (địa, thủy, hỏa, phong, không, thức) tạo thành vạn pháp. Bởi vậy, tất cả vạn pháp, Niết bàn, tính tướng, nhân quả, luân hồi đều lưu xuất từ Đại Mandala.

2.     Thần lực của lòng Đại Bi: Mandala nêu biểu Tâm giác ngộ hay sự hợp nhất của phẩm chất Từ bi – Trí tuệ. Đại Mandala Phật Quan Âm là biểu đạt của tình yêu thương vô điều kiện và lòng Đại bi - năng lực trì giữ giúp vạn pháp vận hành hoàn hảo.Đây cũng là nguyện lực từ bi cứu khổ, cứu nạn của Đức Quan Âm, giúp viên mãn mọi tâm nguyện của mọi chúng sinh.

3.     Thần lực gia trì từ cõi Tịnh độ Phật: Từ Thân Khẩu Ý giác ngộ, tràn đầy phẩm chất Từ bi - Trí tuệ xuất phát từ nguyện lực cứu khổ chúng sinh của Đức Phật Quan Âm hòa cùng năng lực thiền định và chứng ngộ tâm linh của những bậc Thầy kiến lập Mandala theo đúng pháp đã tạo nên một Vũ trụ thanh tịnh, chính là Đại Mandala - cảnh giới Giác ngộ, cõi Tịnh độ của Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi.  

4.     Thần lực Đại Mandala lưu xuất từ Tâm giác ngộ: Đại Mandala được kiến lập bởi các bậc Cao Tăng đã thành tựu tu tập. Các Ngài luôn trì giữ Thân Khẩu Ý thanh tịnh và lưu xuất Mandala này từ tâm Đại Bi của mình. Mỗi hành động của các Ngài, dù là nét vẽ hay đường rắc kiến lập nên Mandala đều vì lợi ích vô lượng chúng sinh, và vì thế tạo ra Thần lực vô song của Đại Mandala.

5.     Biểu tượng mang Thần lực gia trì giúp tích lũy vô lượng công đức: Đại Mandala tương ứng với Đại vũ trụ, với các biểu tượng hình tròn nêu biểu thời gian (hay tính không), hình vuông nêu biểu không gian (tương ứng với lòng Từ Bi Hỷ Xả). Các đường vẽ của Mandala nêu biểu cho Pháp và màu sắc trong Mandala nêu biểu bốn công hạnh giác ngộ: phương Đông - màu Trắng - Tức tai, phương Nam - màu Vàng - Tăng ích, phương Tây - màu Đỏ - Kính ái, phương Bắc - màu Xanh lục - Hàng phục. Ngoài ra các màu sắc trong Mandala cũng tương ứng với phẩm chất của Ngũ Trí Phật, với các đặc tính siêu việt như: màu xanh lục đối trị lòng ghen tị, xanh dương đối trị với sân giận, màu trắng tiêu trừ vô minh, màu đỏ tiêu trừ tham muốn, màu vàng tịnh hóa sự kiêu mạn và bản ngã. Việc chiêm ngưỡng Mandala giúp tiêu trừ nghiệp chướng vô cùng mạnh mẽ, siêu việt nhân quả thế gian để tích lũy vô lượng công đức giác ngộ.

6.     Thần lực Pháp số Đại Mandala:  Đại Mandala Ngọc đá quý được thực hiện tạiĐại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên có đường kính 9 mét là một kỷ lục chưa từng có trong nghệ thuật Mandala của Phật giáo Kim Cương Thừa. Số 9 trong Mandala Kim Cương giới là tổng nhiếp tất cả các hoạt động Tức tai, Tăng ích, Kính ái, Hàng phục. Đây là Pháp số đặc biệt nêu biểu sự vận hành của Vũ trụ giác ngộ, dung chứa tất cả các pháp thế gian như Cửu đồ Bát quái, 9 Phi tinh trong Mandala Văn Thù, tổng nhiếp tất cả giáo lý vận hành của Dịch lý, Âm dương, Ngũ hành…, vì thế tạo ra Thần lực vô song cho Đại Mandala được kiến lập.

7.     Thần lực Đại Bi gia trì - Kiệt tác nghệ thuật siêu việt: Mỗi điểm chấm nhỏ trong Đại Mandala đều nêu biểu cho Pháp giải thoát mang lại công đức vô hạn, hội tụ đầy đủ trọn vẹn ý nghĩa, biểu tượng của sự giải thoát. Điều này khiến dù chỉ một hạt ngọc đá quý trong Mandala, trước đó đã được gia trì công phu để tịnh hóa nhiễm ô và tăng trưởng năng lượng tích cực, đều trở thành một Mandala hoàn hảo, là tinh túy của Từ bi và Vũ trụ, mang Thần lực không thể nghĩ bàn, có sức mạnh tâm linh siêu việt.

Nghệ thuật kiến lập Mandala Đại Bi gia trì Quan Âm

Trong các loại hình nghệ thuật Phật giáo Kim Cương thừa, vẽ tranh bằng cát màu đứng đầu về tính độc đáo và mức độ tinh xảo.Hàng triệu hạt cát được kỳ công sắp đặt vào một mặt phẳng trong thời gian nhiều ngày, tạo thành một đồ hình về tâm giác ngộ và cảnh giới giác ngộ. Chất liệu được sử dụng trong kiến lập Mandala là cát nhuộm màu được nghiền từ đá quý, bán quý, hoa, thảo dược và các loạihạt nhuộm màu.

Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Chư Tăng công phu đổ hàng triệu hạt ngọc và đá quý vào đúng vị trí tương ứng

Mandala thường chỉ được kiến lập trong các dịp Đại lễ Kim Cương thừatại vùng Himalya và được hòa tan một vài ngày ngay sau khi Pháp hội kết thúc. Vì thế, trong khi tranh tượng Phật giáo được lưu truyền trên khắp thế giới trong nhiều thế kỷ, thì trước đây chỉ những ai có phúc duyên hy hữu đến dự các Đại lễ tại vùng Himalaya mới có cơ hội được chiêm bái Mandala cát. Nhờ sự thiền định kiến lập, điểm đạo, triệu thỉnh chư Phật Bản tôn an trụ trong Mandala, không gian Mandala trở thành cõi Tịnh độ của Phật, giúp những người có phúc duyên chiêm bái với tâm chí thành thuần khiết đón nhận đầy đủ gia trì của cõi Tịnh độ Phật Bản tôn. Người dân vùng Himalaya coi những dịp này là cơ hội hiếm có để “Giải thoát qua chiêm bái”.

Đầu tiên, thiết kế Mandala được vẽ trên nền bằng cách đo đạc và vẽ những đường nét kiến trúc bằng cách sử dụng thước kẻ, compa và bút mực hay phấn.Sau khi hoàn tất sơ đồ, trong những ngày tiếp theo, chư Tăng công phu đổ hàng triệu hạt ngọc và đá quý vào đúng vị trí tương ứng. Các Ngài đeo khẩu trang để tránh phả hơi thở vào Mandala đang được kiến lập. Mỗi vị tăng được cử tới một trong bốn cửa Mandala thẳng hàng với nhau qua các điểm, làm việc ởgóc phần tư đó cùng với nhóm của mình cho đến khi hoàn thiện. Những vị tăng hỗtrợ đổ đầy ngọc/bột đá quý vào những hình vẽ trong khi các vị tăng cao cấp hơn phụ trách việc hoàn thiện các chi tiết. Việc thêm bột màu hoặc bột đá quý luôn bắtđầu từ phần chính giữa nơi Phật Bản Tôn Quan Âm an trụ.

Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Các Ngài đeo khẩu trang để tránh phả hơi thở vào Mandala đang được kiến lập

Trong nghệ thuật kiến lập Mandala, cát thông thường được nhuộm bằng các loại màu thảo dược và được rót lên mặt phẳng Mandala bằng một phễu kim loại nhỏ được gọi là “chakpur” được kéo bằng một sợi dây kim loại để tạo ra rung động đủ khiến các hạt cát chảy ra khỏi phễu xuống hình vẽ theo chủ ý của người kiến lập. Hai phễu chakpur là biểu tượng cho sự hợp nhất của trí tuệ và lòng bi mẫn. Với việc kiến lập Đại Mandala Quan Âm tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, do vật liệu sử dụng là hạt ngọc đá quý nhiều màu sắc, nên đa số các chất liệu tự nhiên này không cần nhuộm màu mà được dùng trực tiếp. Một đặc điểm khác là 20 hành giả được lựa chọn để kiến lập Mandala trong truyền thống tu tập Drukpa đều là các bậc Cao Tăng và thiện xảo về nghệ thuật Mandala, nên để giữ và truyền năng lượng trong khi tác pháp, các Ngài không cần dùng đến phễu Chakpur mà sẽ trực tiếp dùng tay rắc rải các hạt ngọc đá quý này lên đồ hình Đại Mandala được phác họa trước đó trên nền phía nam Đại Bảo Tháp.

Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Tác phẩm được chế tác từ 35 loại ngọc, đá quý: ngọc bích, hồng ngọc, thạch anh, aven, lapis lazuli 

Mặc dù tốn nhiều công phu để kiến lập, Đại Mandala ngọc đá quý sẽ chỉ được chư Tăng Ni Đại Bảo Tháp Tây Thiên giữ lại một khoảng thời gian để du khách thập phương kịp chiêm bái, rồi sẽ lại được gia trì bằng một nghi lễ công phu, trước khi đến bước cuối cùng là quá trình hòa tan. Chư Tăng sẽ vun ngọc đá quý đã dùng để kiến lập Đại Mandala vào phần trung tâm của Mandala. Cách thức này ngược với quá trình kiến lập để thể hiện tính vô thường của vạn pháp trên thế gian.Trong tiến trình hòa tan này, hình vẽ các vị Phật Bản tôn sẽ được xóa cẩn thận theo trình tự trên, tiếp đến hầu hết hạt ngọc đá quý của Đại Mandala sẽ được đổ vào bình, bọc bằng lụa và thả xuống biển, sông lớn và suối gần nơi kiến lập để nước mang các năng lượng tích cực đi khắp thế giới chữa lành cho môi trường, giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, và đem sự gia trì may mắn đến với đất nước Việt Nam và toàn bộ vũ trụ.

Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất

Ông Lê Trần Trường An - Tổng giám đốc của tổ chức Kỷ lục Việt Nam đến ĐBT Tây Thiên  thẩm định tác phẩm

Phần bột ngọc đá quý còn lại từ Mandala dự kiến sẽ được chia cho đại chúng theo từng phần nhỏ. Vì Mandala là đàn tràng hiện thân Thân Khẩu Ý giác ngộ của Đức Phật Quan Âm và vô lượng chư Phật, nên từng hạt ngọc đá quý cũng có tác dụng kỳ diệu như Xá lợi Phật. Trong Kinh có dạynếu đặt cát Mandala lên đỉnh đầu và chú nguyện chân ngôn Lục Tự Đại Minh “Om Mani Padme Hung” có thể tiêu trừ vô lượng nghiệp chướng sinh tử luân hồi, hoặc giúp người lâm trọng bệnh tiêu trừ bệnh chướng. Nếu đặt bột ngọc đá quý này lên đỉnh đầu người sắp qua đời, người vừa chết, lúc liệm hoặc lúc chôn sẽ giúp người chết không bị đọa xuống ba đường ác (Ngã quỷ, Địa ngục, Súc sinh) và được giải thoát. Ngoài ra, dùng bột ngọc đá quý từ Đại Mandala rắc quanh nhà mới, văn phòng, vườn tược… sẽcó tác dụng tịnh hóa các năng lượng tiêu cực và mang tới sự gia trì cát tường, bình an cho những người sống hay làm việc tại đó.  

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỷ lục Việt Nam được trao cho tranh Mandala Phật Quan Âm bằng ngọc đá quý lớn nhất