Mạng 4G - Cơ hội của các nhà mạng tại Việt Nam

Kiên Trung(TH)| 24/04/2015 11:34
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Dù nhiều smartphone bán ra tại thị trường nước ta đã trang bị công nghệ 4G, nhưng để có thể nhận được những lợi thế này, hệ thống 4G sẽ cần phải được triển khai. Những khác biệt giữa 2 công nghệ này ra sao? Có những công nghệ 4G nào đã được triển khai?

Sự khác biệt giữa 3G và 4G

“G” là từ viết tắt của một thế hệ công nghệ di động, cung cấp trong điện thoại và mạng di động. Mỗi G thường đòi hỏi bạn phải có một điện thoại mới, và các nhà mạng phải tiến hành nâng cấp hệ thống với chi phí rất cao. Trước 3G còn có công nghệ mạng di động analog (1G) và mạng kỹ thuật số (2G). Kể từ đó, công nghệ mạng di động bắt đầu phức tạp hơn.

Mạng 3G xuất hiện trên thế giới vào năm 2003 với tốc độ Internet tối thiểu là 144 Kbps, điều này khiến 3G được xem là mạng di động băng thông rộng. Hiện có rất nhiều loại 3G, và mọi người có thể nhận được tốc độ Internet từ 400 Kbps cho đến cao hơn gấp 10 lần.

Mạng 4G - Cơ hội của các nhà mạng tại Việt Nam

Tuy nhiên, khi công nghệ mới phát triển cũng là lúc mạng lưới mới sẽ cần truyền dữ liệu nhiều hơn cho người dùng, và 4G ra đời như cách để mang đến tốc độ nhanh hơn. Hiện, có rất nhiều công nghệ 4G với nhiều cách thực hiện khác nhau.

Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) từng cố gắng ban hành các quy định để gọi là một mạng 4G, nhưng họ đã bị bỏ qua bởi các nhà cung cấp đã khiến họ phải dừng bước.

Điểm mặt một số công nghệ 4G

Trong khi thị trường Việt Nam vẫn đang chập chững bắt đầu hướng đến công nghệ mạng 4G, hay LTE, thì trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều loại hình biến thể của mạng 4G, dễ khiến người dùng nhầm lẫn.

- 4G+ và LTE-A: Sự khác biệt tên gọi này phụ thuộc vào một quốc gia áp dụng, nhưng đều chung một kỹ thuật. Chẳng hạn, tại Mỹ và Hàn Quốc gọi là LTE-A (hay LTE Advanced), nhưng ở Singapore, Pháp, Qutar và Hà Lan, nó được gọi là 4G+. Tổng số các quốc gia bắt đầu triển khai LTE-A/4G+ đến nay là 31, mặc dù khả năng thực tế là vô cùng hạn chế, do số lượng nhỏ các thiết bị hỗ trợ và số lượng hạn chế của thị trường. Hầu hết các hãng chỉ bắt đầu cung cấp LTE-A/4G+ tại những thành phố lớn nhất, và từ từ xây dựng theo cách mà họ đưa ra để hỗ trợ thị trường trong tương lai.

Ở Úc hiện nay, nhà mạng Optus mang đến công nghệ 4G Plus của Optus, nhưng đây là một công nghệ hoàn toàn khác 4G+, bởi nó thực sự chỉ là mạng 4G LTE.

- 4GX: Đây là mạng được nhà mạng Optus của Úc sử dụng, hoạt động trên phổ tần 700 MHz độc quyền giúp đẩy mạnh tốc độ mạng, do đây là phổ tần mà thị trường chưa sử dụng, có thể phủ sóng mạnh trong nhà và các khu vực nông thôn. Nhưng về cơ bản, đây chỉ là một phần của 4G LTE, sử dụng lợi thế của phổ tần mới, giúp giảm sự tắc nghẽn trong các dải quang phổ. Điều này mở ra yêu cầu đối với những điện thoại muốn hoạt động với 4GX phải hỗ trợ phổ tần 700 MHz.

- XLTE: Đây là phiên bản 4GX của nhà mạng Verizon, nhưng khác biệt đôi chút đó là nó sử dụng phổ tần 1700 MHz để upload, và phổ tần 2100 MHz để download.

- VoLTE: Đây không phải nói về công nghệ mạng, nó là từ viết tắt của Voice Over LTE, cho phép truyền giọng nói qua LTE. Đó cơ bản là một cuộc gọi điện thoại, nhưng sử dụng dữ liệu thay vì mạng điện thoại di động truyền thống.

Sự cần thiết của mạng 4G

Trong năm 2015, gần như tất cả các điện thoại mới từ phân khúc trung cấp trở lên đều trang bị công nghệ 4G tiên tiến, chính vì vậy, sự cần thiết của việc triển khai mạng 4G đến thị trường Việt Nam là điều nên làm lúc này.

Mạng 4G - Cơ hội của các nhà mạng tại Việt Nam

Với mạng 4G, việc lướt web để xem video streaming sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều. Nếu kết nối máy tính xách tay đến mạng 4G, nó sẽ tạo ra sự khác biệt khi so sánh với công nghệ 3G hiện nay. Nói chung, bất kỳ điều gì liên quan đến việc truyền một lượng lớn dữ liệu sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ 4G. Mặc dù vậy, nó sẽ yêu cầu các nhà mạng tăng cường giới hạn dữ liệu dịch vụ, hơn là để nguyên giới hạn 3G như hiện nay, bởi như vậy mới có thể thúc đẩy người dùng Việt hướng đến công nghệ di động hiện đại này.

Có một điều đáng lưu ý, 4G không phải là giải pháp giúp giải quyết bất kỳ điều gì liên quan đến chất lượng sóng trong cuộc gọi di động truyền thống, nhưng với công nghệ voice-over-LTE (VoLTE) thì sẽ khác.

Cuối cùng, nếu muốn xã hội phát triển, tận dụng khả năng mà những chiếc điện thoại 4G ra đời, 4G là nơi mà các nhà mạng có thể hướng tới ngay từ lúc này. Dĩ nhiên, chọn công nghệ mạng 4G nào để đem lại lợi thế vẫn là quyết định từ các nhà mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mạng 4G - Cơ hội của các nhà mạng tại Việt Nam