Lương của một nữ tiến sĩ công tác ở Viện Toán có 3 triệu đồng. Thế còn lương của các BTV-MC xinh đẹp ở VTV1 bị lộ bem là 3 triệu đã lập tức có ngay phản bác: Lương khác thu nhập, xin đừng nhầm lẫn!
Chuyện lương, chuyện bổng bỗng nhiên rộ lên khi Hội đồng tiền lương Quốc gia họp phiên đầu tiên nhưng không thống nhất được đề xuất mức lương tối thiểu (MLTT) năm 2016 sẽ tăng bao nhiêu phần trăm trong năm tới. Vậy MLTT là thế nào? Bộ luật Lao động quy định “mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.
Đọc đi đọc lại đoạn nói về lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tức là phải bảo đảm cho cả chồng hoặc vợ và hai đứa con đủ sống tối thiểu. Đây là điều không thể. Hội đồng Tiền lương Quốc gia công bố nhu cầu sống tối thiểu của người lao động năm 2015 là 3.920.000 đồng/người/tháng. Như vậy, một hộ công nhân 4 người, mỗi tháng nhu cầu sống tối thiểu phải là 15.680.000 đồng. Nhưng thu nhập thực tế của người lao động không thể đạt mức ấy nên không thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu.
Theo Bộ LĐTBXH, mức lương tối thiểu theo vùng hiện được chia là 4 bậc, tương tương với 4 vùng. Cụ thể: Lao động làm việc tại 4 vùng là từ 2.700.000 đồng xuống còn 1.900.000 đồng/người/tháng.
Một cuộc khảo sát về tiền lương, thu nhập, mức sống tối thiểu của NLĐ trong các DN năm 2015 thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố với 60 doanh nghiệp và 1.600 phiếu hỏi cho thấy mức lương tối thiểu năm 2015, bình quân các vùng tăng 14,3% so với năm 2014. Với mức tăng từ 250 đến 400 ngàn đồng, tuy chưa đáp ứng được kỳ vọng của NLĐ và chưa bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2015 mới đáp ứng 78-83%. Song NLĐ, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và FDI được hưởng lợi khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu (TLTT) chỉ có 1,4% đánh giá là “cao” và 20,6% là không biết. Đáng chú ý là hầu hết các doanh nghiệp khi điều chỉnh TLTT theo quy định, không cần cắt giảm các chế độ khác của NLĐ. Theo kết quả khảo sát cho thấy mức chi tiêu trung bình của người lao động (có nuôi con, tại các ngành nghề, lĩnh vực khảo sát) là 4,247 triệu đồng/tháng, tăng 3,6% so với năm 2014.
So sánh giữa thu nhập và chi tiêu, NLĐ cho biết, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, kết quả như sau: có 19,9% NLĐ được hỏi đã trả lời thu nhập “không đủ sống”; 31,3% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm; 40,7% vừa đủ trang trải cho cuộc sống; chỉ có 8,0% cho biết có dư dật và có tích luỹ.
Khi được hỏi “có tiền tiết kiệm không?” Có 62,2% người lao động trả lời “không có”; 37,8% trả lời “có” tiền tiết kiệm, nhưng số tiền không cao.
Đánh giá mức độ hài lòng với việc làm và thu nhập hiện tại dao động từ 6,7% đến 20,6% cho thấy cần thực hiện đúng lộ trình tăng MLTT. Chuyên lương chuyện bổng luôn là chuyện nóng nhất.