Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!

25/04/2014 21:55
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thanh khoản cạn kiệt cho thấy tâm lý giao dịch của nhà đầu tư đang ngại rủi ro và nhà đầu tư lớn đã rút tiền ra khỏi thị trường. Điểm sáng là khối ngoại vẫn duy trì mua ròng mạnh.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 21.04 – 25.04.2014

Giao dịch: Tâm lý bất an cao độ. Tuy hai chỉ số thị trường chốt lại tuần này đều trong sắc xanh nhưng so với tuần trước thì có sự trái chiều về biến động giữa VN-Index và HNX-Index. Cụ thể, VN-Index tăng 2.4% trong tuần qua và hồi phục về 578.9 điểm, trong khi HNX-Index giảm nhẹ 0.01% dừng tại 80.5 điểm. VS 100 tăng 1.4% chốt ở mức 96 điểm và VN30 tăng 2.4% lên 636.35 điểm.

Hai nhóm theo Market Cap tăng điểm trở lại trong tuần này là VS-Large Cap tăng 1.56% và VS-Mid Cap tăng 0.85%, trong khi VS-Small Cap tiếp tục giảm 1.43%, còn VS-Micro Cap giảm 1.82%.

Tâm lý thận trọng của giới đầu tư tiếp tục tăng cao cùng với việc rút dòng tiền ra khỏi thị trường của các nhà đầu tư lớn là nguyên nhân khiến thanh khoản cạn kiệt trong tuần này. Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm 37.8%, đạt tổng cộng 348 triệu đơn vị. Khối lượng giao dịch trên sàn HNX giảm 27.9%, đạt 256 triệu đơn vị.

Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!

Hoạt động bắt đáy của nhà đầu tư chưa đủ mạnh đã khiến thị trường tiếp tục giảm điểm trong phiên đầu tuần, đánh dấu 7 phiên giảm điểm liên tiếp. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, BID, VCB, VNM, .... và nhóm cổ phiếu Chứng khoán đều bị bán mạnh trong phiên này cũng góp phần kéo thị trường rớt điểm.

Tuy nhiên, đà giảm sâu cùng với việc chạm mốc hỗ trợ mạnh của hai chỉ số thị trường đã kéo lực cầu trở lại và giúp các chỉ số này bật tăng trong phiên hôm sau. Phiên này cũng như thời gian gần đây ghi nhận sự trợ lực mạnh của nhóm Chứng khoán trong việc giúp thị trường hồi phục. Điểm chú ý là thông tin giá xăng dầu tăng cũng xuất hiện trong phiên này nhưng dường như không có ảnh hưởng tiêu cực nào.

Sau phiên hồi kỹ thuật, lo sợ các thông tin có tính ”hình sự” đang diễn ra khá phức tạp, nhà đầu tư tranh thủ bán bớt cổ phiếu khiến thị trường tiếp tục xu hướng giảm điểm nhưng ở mức nhẹ hơn. Diễn biến trái chiều giữa các mã vốn hóa lớn như MSN, GAS, VIC (tăng điểm) và VNM, BVH, FPT (giảm điểm) góp phần hạn chế đà giảm điểm của VN-Index trong phiên này. Các mã đầu cơ tăng trong đợt hồi phục từ đầu năm như ITA, FLC, HQC, KLF,... bị bán tháo khá mạnh.

Sự thận trọng không chỉ diễn ra ở các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ mà còn xuất hiện ở các nhà đầu tư lớn khi trong phiên tiếp theo họ đã rút tiền ra khỏi thị trường khiến thanh khoản giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm. Thông tin về chỉ số CPI cả nước tăng nhẹ 0.08% trong tháng 4 được công bố trong phiên này, nhưng điều này không tác động tiêu cực tới thị trường mà ngược lại, thị trường còn tăng điểm nhẹ.

Phiên cuối tuần, với lực cầu tăng trở lại, mặc dù vẫn ở mức thấp, đã kéo thị trường khởi sắc đặc biệt với sự giúp sức tăng điểm mạnh nhất của các cổ phiếu Large Cap như GAS, FPT, HPG, …

Nhà đầu tư nước ngoài: Mua ròng mạnh gần 391 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng tuần thứ 2 liên tiếp với giá trị tăng gần gấp đôi tuần trước.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng tổng cộng 304.8 tỷ đồng, tập trung mạnh nhất ở VCB (45.4 tỷ đồng), GAS (42 tỷ đồng), KDC (34.5 tỷ đồng). Giao dịch bán ròng mạnh nhất diễn ra ở HAG (18.4 tỷ đồng), DPM (15.5 tỷ đồng), VIC (8.9 tỷ đồng), TTP (8.1 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng gần 86.8 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở PVS (30.9 tỷ đồng) và VCG (22.8 tỷ đồng), trong khi tiếp tục bán ròng mạnh nhất ở SHB (2.3 tỷ đồng).

Khối tự doanh CTCK: Mua ròng mạnh gần 212 tỷ đồng, nhưng có thể do giao dịch trái phiếu. Tính đến phiên giao dịch thứ Năm (24/04), khối tự doanh các CTCK đã mua ròng 2.3 triệu đơn vị, tương đương 212 tỷ đồng.

Điểm đáng chú ý là lực mua ròng chỉ tập trung vào phiên thứ Năm (ngày 24/04) với khối lượng mua ròng 1.1 triệu đơn vị, tương ứng 213 tỷ đồng. Giá trị trung bình lệnh mua phiên này lên tới 72,000 đồng nên nhiều khả năng phần lớn là giao dịch trái phiếu BIDV.

Cổ phiếu đáng chú ý: Trong tuần qua, tỷ lệ nhóm ngành tăng/giảm điểm là 11/13, trong đó nhóm tăng điểm nhiều nhất là Sản xuất Tôn thép với mức tăng 5.16% và nhóm giảm điểm nhiều nhất thuộc về Sản xuất Vật liệu xây dựng (-4.17%).

Các nhóm cổ phiếu nóng cũng biến động ngược chiều nhau trong tuần qua, trong khi nhóm Chứng khoán giảm 0.16% thìBất động sản tăng 1.37%, Ngân hàng tăng 1.2%....

Cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là HPG tăng 12.8%, trên HNX là ITQ tăng 22.5%.

HPG tăng 12.8%. Dòng tiền chảy mạnh vào HPG trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ thông tin kết quả kinh doanh quý 1/2014 tích cực. Theo đó, doanh thu quý 1/2014 của HPG đạt 6,515 tỷ đồng, tăng 65.6% so với cùng kỳ năm trước, LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 870 tỷ đồng, tăng mạnh 90.4%.

ITQ tăng 22.5%. ITQ tiếp tục duy trì đà tăng mạnh trong tuần qua khi không có thông tin mới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ vẫn đang nhắm vào cổ phiếu này nhờ kết quả lợi nhuận quý 1/2014 tăng đột biến so với cùng kỳ.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là VIP giảm 17.0%, HLA giảm 15.9%, PTK giảm 12.0%, AVF giảm 11.6%. Không có mã nào giảm điểm đáng chú ý trên HNX.

VIP giảm 17.0%. VIP giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ kết quả kinh doanh quý 1/2014 kém tích cực. Theo đó, doanh thu của VIP chỉ đạt 164 tỷ đồng giảm 18.9% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lỗ gần 15 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2013 lãi 6 tỷ đồng.

HLA giảm 15.9%. HLA giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ: (1) Kết quả kinh doanh quý 2 niên độ tài chính 2014 kém tích cực. Theo đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lỗ 152 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2013 lãi 3 tỷ đồng; và (2) HLA có thể bị huỷ niêm yết do tổng số lỗ luỹ kế (394 tỷ đồng) đã vượt qua vốn điều lệ (345 tỷ đồng).

PTK giảm 12%. PTK giảm mạnh khi không có thông tin mới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này. Nhiều khả năng việc PTK giảm mạnh xuất phát từ xu hướng dòng tiền đầu cơ vẫn đang tiếp tục rời bỏ thị trường trong tuần qua.

AVF giảm 11.6%. AVF giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng xuất phát từ kết quả kinh doanh quý 1/2014 kém tích cực. Theo đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của AVF lỗ gần 8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2013 lãi 10.3 tỷ đồng.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

 Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!

Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động! 

 Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!

 Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!

 Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!

Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!

Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động! 

Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!

(Nguồn dữ liệu: VietstockFinance)

Trịnh Thị Thu Hoa

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chứng khoán Tuần 21 - 25/04: Thanh khoản báo động!