Có thể nhà đầu tư đã xem phiên phục hồi ngày thứ Tư là cơ hội để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục những gì họ đã làm tốt trong thời gian qua là: “bán tháo”.
Nasdaq chứng kiến phiên lao dốc mạnh nhất trong 2.5 năm khi nhà đầu tư tiếp tục xả hàng nhóm cổ phiếu công nghệ sinh học và các cổ phiếu từng tăng trưởng mạnh như Gilead Sciences và TripAdvisor. Điều này đã gia tăng lo ngại về một đợt rút lui sâu rộng hơn.
Chỉ số Nasdaq công nghệ bốc hơi 5.6%, phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2011. Hiện chỉ số này đã lao dốc tổng cộng 18.8% so với mức đóng cửa kỷ lục hôm 25/02.
S&P 500 cũng trải qua phiên điều chỉnh sâu nhất (xét theo tỷ lệ phần trăm) kể từ ngày 03/02 trong khi Nasdaq đã đánh mất tổng cộng 7% so mức đỉnh 2014 xác lập hôm 05/03. Tất cả cổ phiếu thuộc Nasdaq 100 (trừ CH Robinson Worldwide) đều rớt giá.
Đà bán tháo cũng đã tác động nặng nề tới cổ phiếu của 3 doanh nghiệp giao dịch ngày đầu tiên sau khi đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) được định giá vào tối ngày thứ Tư.
Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên phố Wall, nhảy vọt 15%, đà tăng mạnh nhất kể từ ngày 03/02, lên 15.89 USD/cp.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones lao dốc 266.96 điểm (tương ứng 1.62%) xuống 16,170.22 điểm.
Chỉ số S&P 500 sụt mạnh 39.09 điểm (tương ứng 2.09%) còn 1,833.09 điểm. Chỉ số này đóng cửa dưới đường trung bình động 50 ngày lần đầu tiên kể từ ngày 10/02.
Chỉ số Nasdaq Composite rớt thảm 129.794 điểm (tương ứng 3.1%) xuống 4,054.106 điểm, đánh dấu phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ ngày 09/11/2011.
Nguồn: Reuters |
Giao dịch sôi động với khoảng 7.5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, vượt xa mức bình quân từ đầu tháng đến nay là 6.8 tỷ cổ phiếu, số liệu từ BATS Global Markets cho thấy.
Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng với tỷ lệ 3.6:1. Tỷ lệ này trên sàn Nasdaq là gần 6.6:1.
Diễn biến các TTCK chính trên thế giới ngày 10/04
Nguồn: VietstockFinance |
Phước Phạm (Theo Reuters)