Chưa có cơ sở để đánh giá giảm ùn tắc là do đổi giờ

congly.com.vn| 13/04/2012 10:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều 6-2, sau một tuần tổ chức đổi giờ học, giờ làm để hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô, Sở GTVT đã tổ chức cuộc họp ghi nhận ý kiến của các ngành liên quan. Đánh giá về tình hình an ninh trật tự và an toàn giao thông sau 5 ngày thực hiệc việc đổi giờ, đại diện Phòng CSGT Hà Nội và đại diện một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đều chung một nhận định: T

Xuất hiện nhiều điểm ùn tắc mới sau đổi giờ học, giờ làm. Ảnh Hải Nguyễn.

“Các điểm nóng ùn tắc trước đây đã có dấu hiện thông thoáng hơn, tuy nhiên lại xuất hiện một số điểm ùn tắc mới không theo quy luật thông thường như tại các tuyến phố: Lý Thái Tổ, Phan Đình Phùng, Thụy Khuê... Nguyên nhân của các điểm ùn tắc mới này là do phụ huynh học sinh đưa và đón con tại các trường tập trung quá đông”, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Công an Tp. Hà Nội khẳng định.

Ông Phạm Ngọc Kim, Phó Trưởng Công an huyện Từ Liêm phân tích: mật độ lưu thông tại địa bàn quản lý, gần một tuần qua giao thông có vẻ thông thoáng hơn nhưng nguyên nhân phần lớn là do hạ tầng cơ sở, con đường 32 đã hoạt động tốt cả hai chiều. "Sinh viên hiện nay vẫn chưa lên hết, công nhân thì mới trở lại 30 - 40% so với trước Tết. Vì vậy để đánh giá việc đổi giờ có hiệu quả giảm ùn tắc giao thông hay không là còn quá vội", ông Kim nói.

Đáng chú ý, sau 5 ngày thực hiện, 1,2 triệu học sinh, sinh viên là những người chịu sự thay đổi nhiều nhất bởi quyết định thay đổi giờ học, giờ làm. Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, việc thay đổi giờ học ảnh hưởng ít nhiều tới tâm, sinh lý của học sinh cấp 3 bởi có những môn học như môn thể dục học vào khoảng 18-19 giờ là hoàn toàn phản khoa học.

Ảnh minh hoạ

Tiến sĩ Lê Anh Sắc, Phó Trưởng phòng đào tạo trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ cho rằng, hiện cơ sở hạ tầng của các trường đã khai thác tối đa 90% công suất với 3 ca học. Nếu thực hiện đúng quy định điều chỉnh giờ học, giờ làm, trường chỉ có thể dạy được 2 ca học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí đào tạo đối với mỗi sinh viên theo học tại trường.

Thời điểm này, phần lớn sinh viên các trường đại học chưa bắt đầu nhập học, các công trình xây dựng chưa triển khai sau Tết, lượng lao động tự do chưa vào Hà Nội… Chính vì vậy, đại diện Công an một số quận, huyện cho rằng, chưa thể có những đánh giá chính xác sau 5 ngày triển khai quy định này.

Trong giờ cao điểm ở Hà Nội, đối tượng nào tham gia giao thông nhiều nhất? Học sinh, sinh viên hay những người đi làm trong công sở, cơ quan nhà nước? Thực sự chưa có một nghiên cứu cụ thể về vấn đề này.

Trong cuộc họp này, các đơn vị liên quan thống nhất sau 1 tháng triển khai sẽ tổng hợp ý kiến, đánh giá cụ thể hiệu quả của quy định này, cũng như đưa ra hướng giải quyết những vướng mắc. Nói một cách công bằng, việc đổi giờ học, giờ làm trong giờ cao điểm về mặt ngắn hạn có khả năng sẽ giúp giảm tải cho giao thông Hà Nội. Song thực tế, phải cân nhắc những tác động tổng thể đối với hoạt động kinh tế xã hội của thành phố.

Hạnh Hà

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chưa có cơ sở để đánh giá giảm ùn tắc là do đổi giờ