Cuộc sống tất bật với bộn bề lo toan từ trong công việc đến chuyện gia đình khiến chúng ta không khỏi rơi vào trạng thái căng thẳng. Căng thẳng kéo dài là mối nguy hại lớn đến sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Y học xưa nói con người có bảy loại cảm xúc: hạnh phúc, hốt hoảng, giận giữ, lo lắng, cô đơn, đau buồn và sợ hãi. Dưới các tình trạng thông thường, những cảm xúc này không gây ra bệnh tật. Tuy nhiên, các xúc cảm quá mức – cả tích cực lẫn tiêu cực – dẫn đến sự thay đổi hướng mà khí của chúng ta di chuyển trong cơ thể, dẫn đến sự khó chịu thân thể.
Chìa khóa đích thực dẫn đến sự khỏe mạnh là giữ các yếu tố tâm lý và sinh lý cân bằng vào mọi lúc. Một tâm trạng dễ chịu vừa phải sẽ cân bằng khí huyết. Tuy nhiên các cảm xúc thái quá sẽ ảnh hưởng đến các nội tạng, làm khí hỗn loạn và cuối cùng là dẫn đến bệnh tật.
Trong cuộc cần sự thăng bằng để tránh căng thẳng (Ảnh minh họa)
Vì sao hạnh phúc, hân hoan quá cũng không tốt?
Khi người ta vui sướng quá mức, người ta phát hiện rằng khí ở tim của họ chậm lại, tâm trí của họ trở nên rối loạn, và tim đập nhanh, chứng mất ngủ và rối loạn tâm thần xuất hiện. Vui sướng thái quá có thể làm người ta cười quá mức và cử động không có mục đích.
Khi hốt hoảng: Khí ở tim họ bị rối loạn, tim đập nhanh, mất ngủ, lo lắng và thậm chí là rối loạn tâm thần. Trạng thái này gọi là “hoảng hốt làm khí hỗn loạn”.
Khi giận giữ: Họ trở nên mất kiên nhẫn, bị đau đầu và đỏ mặt, và có thể bất tỉnh. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lá lách và dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như nôn mửa và ăn mất ngon. Trong Trung y mô tả trạng thái này là “giận dữ làm khí bốc lên”, và “giận dữ làm tổn thương gan”.
Với sự đau buồn quá mức, người ta sẽ có một giọng nói nhỏ và không thể nói lớn tiếng, bị phiền não, tức ngực và hụt hơi, điều được mô tả như sau: “Buồn bã làm Khí biến mất”, “Lo lắng làm khí ảm đạm”, và “Buồn bã làm tổn thương phổi”.
Với sợ hãi quá mức, người ta sẽ bị xanh xao, chóng mặt và thậm chí là ngất xỉu. Một số người sẽ không kiểm soát được tiểu tiện. Trạng thái này gọi là “sợ hãi làm khí đi xuống”, và “Sợ hãi làm tổn thương thận”.
Khi một người bị đau đớn dữ dội hoặc trải qua các triệu chứng bệnh tật thì chăm sóc y tế là cần thiết. Nhưng khi đối mặt với bệnh tật, bệnh nhân nên và cần ngẫm nghĩ lại về trạng thái cảm xúc và lối sống của mình.
Tập thể dục hợp lý, ngủ đủ và ăn một thực đơn thích hợp là những thành phần quan trọng của một cuộc sống khỏe mạnh, nhưng chúng ta cần nhớ rằng để trở nên thật sự mạnh khỏe, điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm là tu dưỡng tâm tính.