Tại các quốc gia có virus Zika hoành hành, chính phủ sẵn sàng chi số chi phí khủng để phòng, chống loại virus cực kỳ nguy hiểm này.
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virus Zika – loại virus tình nghi liên quan đến bệnh đầu nhỏ đã có mặt ở 61 quốc gia. Ngoài ra, có thêm một số quốc gia ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do virus Zika xâm nhập sau khi về từ vùng có dịch gồm: Đức, Hà Lan, Úc, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Cuba, Contra Costa, Utah, Đan Mạch, Nga.
Trước nguy cơ virus Zika tiếp tục lây lan, trở thành đại dịch, ảnh hưởng tới tương lai của nhiều thế hệ, WHO đã liên tiếp họp bàn và đưa ra cảnh báo toàn cầu với loại virus “ăn não”.
Tại các quốc gia có virus Zika hoành hành, chính phủ đang khẩn trương đưa ra các biện pháp để phòng, chống loại virus này.
Phun xịt thuốc diệt muỗi nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Zika
Brazil chi 2,8 tỷ phòng chống virus Zika
Tính cho đến thời điểm hiện tại, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất của virus Zika là Brazil khi có tới 1,5 triệu bệnh nhân. Bộ Y tế Brazil thống kê, nước này có tới hơn 5.900 trường hợp trẻ sơ sinh và thai nhi nghi mắc bệnh đầu nhỏ, teo não nghi ngờ có liên quan tới virus Zika.
Trước tình hình dịch bệnh trên, Chính phủ Brazil đã chi 2,8 tỷ USD cho công tác nghiên cứu phòng chống virus Zika.
Bộ trưởng Bộ Y tế Brazil, Marcelo Castro, cho biết trong số 2,8 tỷ USD, có 1 tỷ USD được trích ra để nghiên cứu vắc xin chống virus Zika. Toàn bộ số tiền trên sẽ được chuyển cho Viện nghiên cứu Fiocruz (Brazil) và Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia của Mỹ.
Nguồn hỗ trợ này được phân bổ dựa trên chính sách quyết loại trừ virus Zika của Chính phủ Brazil trong bối cảnh Olympic đang tới tới gần. Dự kiến sẽ có khoảng 500.000 người tham dự Olympic ở Brazil từ ngày 5-21/8, đây là mối nguy cơ làm virus Zika lan ra phạm vi toàn cầu.
Mỹ “bơm” 1,8 tỷ USD để chống lại virus Zika
Tổng thống Obama đã yêu cầu Quốc hội Mỹ "bơm" 1,8 tỷ USD để phục vụ cho nghiên cứu phòng ngừa và chữa trị bệnh cúm do virus Zika.
Mặc dù Tống thống Mỹ trấn an người dân không nên hoảng sợ về Zika nhưng ông cũng cho rằng việc nghiên cứu phải được tiến hành một cách nghiêm túc vì loại virus này có liên quan đến căn bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Hầu hết số tiền trong số 1,8 tỷ USD sẽ được tập trung cho nghiên cứu điều trị và phòng ngừa lan truyền virus Zika, một số sẽ chi phí cho các chương trình giám sát y tế công cộng. Hơn 80% kinh phí sẽ được phân cho cơ quan Y tế và dịch vụ con người của nước này, bao gồm Trung tâm nghiên cứu vắc-xin và kiểm soát dịch bệnh Medicaid.
Khoảng 335 triệu USD sẽ được giao cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ để hỗ trợ các nước đang bị ảnh hưởng bởi ổ dịch và 41 triệu USD cho Bộ ngoại giao để chăm sóc tốt cho các nhân viên của Mỹ tại nước ngoài bị nhiễm Zika.
Số tiền này sẽ không được tài trợ cho các nghiên cứu chuyên sâu như làm thế nào để biến đổi gen di truyền của muỗi để ngăn chặn Zika.
Cuba điều động 9.000 quân chống virus Zika lan truyền
Tổng thống Cuba ông Raul Castrođã đã kêu gọi toàn dân Cuba tham gia diệt muỗi Aedes loại muỗi mang Virus Zika. Đồng thời, chính phủ nước này cũng điều động 9.000 quân nhân tham gia ngăn chặn căn bệnh này bùng phát.
Ông Raul cho biết thêm, ngoài 9.000 quân nhân tại ngũ và dự bị hơn 200 sĩ quan cảnh sát cũng sẽ được điều động tham gia chiến dịch ngăn ngừa virus Zika bùng phát tại Cuba.
Ngay sau lệnh điều động, quân đội đã tiến hành phun xịt thuốc chống muỗi tại các hộ dân ở thủ đô Havana. Hiện mạng lưới các bác sĩ và phòng khám của Cuba đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng đối phó với virus Zika.
Viết trong thông điệp toàn quốc cảnh báo về virus Zika, ông Rual khẳng định tất cả mỗi người dân Cuba đều cần phải tham gia cuộc chiến này, phát quang các môi trường có khả năng là nơi sinh sống của loài muỗi Aedes lây truyền virus Zika.
Theo WHO, virus này có thể sẽ lây truyền đến tất cả các quốc gia trên thế giới.