Biển Đông trong cuộc gặp giữa Obama-Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh

TG| 31/03/2016 08:45
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngày 31/3, mặc dù hàng chục nguyên thủ quốc gia sẽ tới Washington để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chỉ có cuộc gặp riêng với một người trong số đó: đó là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cuộc gặp trực tiếp này là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước, trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy dường như quyết tâm trở thành nhân tố áp đảo ở châu Á và Mỹ cam kết duy trì quyền lực ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước đang ở mức thấp nhất trong 15 năm qua. Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông có thể là điểm gây bất đồng nhất. 

Hiện có rất ít kỳ vọng cho rằng sẽ có một kết quả cụ thể nào đó đạt được trong cuộc họp kéo dài 90 phút giữa ông Obama và ông Tập Cận Bình. Bởi vậy, sẽ là rất ngạc nhiên nếu một số nhà phân tích tại Trung Quốc và Mỹ cho rằng việc hai nhà lãnh đạo làm dịu đi sự căng thẳng là chuyện khá dễ dàng. 

Biển Đông trong cuộc gặp giữa Obama-Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obamacó nhiều rạn nứt. Nguồn: Xinhua

Shi Yinhong - Giáo s ư quan hệ quốc tế tại Đ ại học Nhân dân ở Bắc Kinh - cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể cam kết sẽ không tiếp tục quân sự hóa các đảo đang tranh chấp. Và ngược lại, theo ông, phía Mỹ có thể đồng ý ngừng điều động các tàu chiến và máy bay đến thực thi việc tuần tra đảm bảo “tự do hàng hải” ở các vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Hải quân Mỹ đã tiến hành hai cuộc tuần tra như vậy vài tháng trước và hiện Quốc hội Mỹ đang thúc đẩy tiến hành thêm các cuộc tuần tra này. 

Nhà phân tích ng ười Mỹ Douglas H. Paal của Trung tâm Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế, cho rằng việc hai bên thể hiện sự tự kiềm chế sẽ rất hữu ích. Ông nói: “Việc Trung Quốc đưa ra đề nghị cam kết hạn chế tiến hành các hành động mới sẽ dẫn đến việc Mỹ cũng hạn chế việc triển khai quân đội thường trực với quy mô lớn”. Ví dụ như, Bắc Kinh có thể đồng ý không tiến hành bồi đắp bãi cạn Scarborough, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, mà Philippines đã để rơi vào tay Trung Quốc kiểm soát. 

Tại Trung Quốc, một số chuyên gia về chính sách đối ngoại không đồng tình với cách làm của ông Tập Cận Bình trong vấn đề Biển Đông. Những người không hài lòng với hành động của ông lập luận rằng hành động bành trướng này khiến các nước láng giềng châu Á xa lánh Trung Quốc, khiến họ xích lại gần Mỹ hơn - trái ngược những gì ông Tập Cận Bình đang cố gắng theo đuổi thông qua các hoạt động thương mại và ngoại giao. 

Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã xây các đảo nhân tạo ở các vùng tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, xây dựng trên đó các đường băng và hải cảng có khả năng phô diễn năng lực quân sự. Trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm đoạt từ tay Việt Nam Cộng hòa từ đầu những năm 1970, quân đội Trung Quốc đã lắp đặt các khẩu đội tên lửa đất đối không và các hệ thống radar. Giới phân tích cho rằng các dự án này tăng cường sự kiểm soát của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này, theo các cách mà Trung Quốc chưa bao giờ làm trước đây. Giáo s ư Shi cho rằng ông Tập Cận Bình muốn “ buộc các nước châu Á giáp biển và Mỹ thừa nhận thực trạng mới”. 

Cùng ngày diễn ra cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, ông Obama cũng sẽ gặp gỡ các lãnh đạo của hai nước đồng minh châu Á chính của Mỹ, là Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trọng tâm cuộc đối thoại với hai đồng minh sẽ là vấn đề nan giải Triều Tiên và chương trình vũ khí hạt nhân ngày một mở rộng của nước này. Các vụ thử vũ khí, phóng tên lửa và những lời đe dọa khiêu khích của Triều Tiên đã buộc bà Park thừa nhận rằng để bảo vệ chính mình, Hàn Quốc cần hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của Mỹ (THAAD). Mỹ từ lâu muốn triển khai hệ thống này tại Hàn Quốc, nhưng nước này phản đối bởi họ không muốn “xa lánh” Trung Quốc - đối tác thương mại hàng đầu của họ. Trung Quốc kịch liệt phản đối việc triển khai này, hành động mà họ cho là sẽ cho phép radar quân đội Mỹ thâm nhập Trung Quốc sâu hơn, làm tổn hại đến an ninh của họ. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Biển Đông trong cuộc gặp giữa Obama-Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh