Các hành vi giao tiếp của trẻ được hình thành chủ yếu từ sự bắt chước và phản ánh rất chân thực những điều trẻ học được. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của người lớn, những hành vi không phù hợp với chuẩn mực sẽ làm ảnh hưởng tới phát triển của trẻ.
Cha mẹ cần quan tâm sâu sát đến việc trẻ điếc hay nghe kém xử sự như thế nào. Cần phải thật kiên trì mới hiểu trẻ đang muốn nói gì với bạn qua hành vi của trẻ và đáp ứng kỳ vọng của bạn đến đâu.
Trẻ nghe được học những hành vi tốt dễ dàng hơn và sớm hơn trẻ không nghe được. Trẻ có thể thường xuyên nói “không” với mọi việc mà bố mẹ muốn trẻ làm. Những hành vi này có vẻ rất khó chịu với gia đình nhưng thực ra nó bình thường và sẽ biến mất khi trẻ biết kiểm soát mình hơn.
Khi trẻ xử sự kém, hãy tự hỏi: “Con đang cố gắng nói gì thế nhỉ?”, “Bé cần gì?”. Hãy nhớ rằng hành vi của trẻ là một trong những phương thức để trẻ giao tiếp với bạn. vì trẻ chưa thể gíao tiếp bằng lời hay kí hiệu, trẻ thường “nói” với bạn một cái gì đó qua hành vi của mình. Bạn có thể tránh để xảy ra những hành vi không mong muốn với những bí quyết sau đây:
Làm gương: Tất cả những việc chúng ta làm hàng ngày đều ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, bởi đối với trẻ, bố mẹ là những hình mẫu để trẻ học theo, do đó hãy dùng chính cách mà bạn giao tiếp, cách bạn trao đổi với xã hội để giáo dục trẻ. Chẳng hạn, nếu muốn trẻ nói “con xin”, bố mẹ hãy nói điều tương tự như thế với nhau và với con hàng ngày. Nếu không muốn trẻ nói hỗn, hãy là một người bố, người mẹ có cách nói chuyện nhẹ nhàng và mực thước.
Lắng nghe trẻ: Lắng nghe cũng là công cụ hữu hiệu trong việc giúp trẻ đối mặt với hành vi của mình, đặc biệt khi trẻ cảm thấy thất vọng vì không thể diễn tả được một cách đầy đủ qua lời nói. Hiểu trẻ là khi khi bố mẹ nói với trẻ điều mà trẻ đang cảm nhận, nó có thể giúp làm giảm sự căng thẳng ở trẻ, đồng thời khiến trẻ thấy được tôn trọng và an ủi, từ đó hình thành sự bình tĩnh và sự kiềm chế.
Giữ lời hứa: Nếu bạn có một thỏa thuận với trẻ, ví như sẽ đưa trẻ đi chơi công viên sau khi trẻ thu dọn đồ chơi của mình, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện điều đó, vì thông qua đó, trẻ sẽ học được cách tin tưởng và tôn trọng.
Cho trẻ biết cảm nhận của bạn: Hãy nói cho trẻ biết, một cách trung thực cảm nghĩ của bạn về việc trẻ đã làm, như một lời tâm sự. Ví dụ : “mẹ rất buồn vì trong nhà mình quá ồn khiến mẹ không thể nói chuyện điện thoại được con ạ”.
Ngang bằng khi nói chuyện với trẻ: Khuỵu gối hay ngồi xổm khi đối diện với trẻ rất hiệu quả trong việc giao tiếp với trẻ một cách tích cực. Điều này cũng giúp bố mẹ nắm bắt nhanh những suy nghĩ của trẻ, đồng thời khiến trẻ tập trung vào thông điệp bố mẹ muốn truyền tải.
Chọn thời điểm thích hợp để phê bình trẻ: Trước khi can thiệp vào hành động của trẻ, bố mẹ cần lựa thời điểm thích hợp, đồng thời hạn chế tối đa sử dụng lệnh với trẻ, như : “dừng lại ngay”, “không”. Bằng cách này, bố mẹ có thể giúp giảm xung đột giữa trẻ với nhau, hay hạn chế những ý nghĩ tiêu cực