Thái Nguyên: Chậm trễ khắc phục sự cố Hồ Núi Cốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp

Thành Vĩnh – Trọng Nghĩa| 23/01/2018 09:45
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngày 14/6/2017, UBND tỉnh Thái Nguyên công bố tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc bị thấm có nguy cơ mất an toàn. Tuy nhiên việc khắc phục, xử lý lại rất chậm trễ, đặc biệt trong việc giải ngân kinh phí để thực hiện.

Dự án xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc

Theo Quyết định số 1569/QĐ-UBND, đập chính Hồ Núi Cốc có hiện tượng thấm nước ở vai đập, phía bờ hữu cao trình +45,00m đến +46,00m; một số vị trí thấm nước ở khu vực giữa mái hạ lưu đập chính ở cao trình +38,00 m đến 150 m2; tại cao trình từ +42,00 m đến +44,00 m nước thấm nhiều; rãnh thoát nước hạ lưu đập tại cơ +32,00 m và +42,00 m bị gãy đổ chiều dài 200m làm tụt tấm lát mái và rãnh thoát nước chân mái hạ lưu bị đổ dài khoảng 8m; mái lát thượng lưu có một số vị trí bị sụt hư hỏng cục bộ.

Thái Nguyên: Chậm trễ khắc phục sự cố Hồ Núi Cốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp

Quyết định số 1569/QĐ-UBND công bố tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc bị thấm

Trước đó, ngày 6/6/2017, đoàn kiểm tra của UBND tỉnh Thái Nguyên do ông Đoàn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã trực tiếp đến kiểm tra tại thực địa đập chính Hồ Núi Cốc.

Ngày 9/6/2017, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đã có cuộc kiểm tra tại thực địa và làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên. Tiếp đó, ngày 19/6, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên và ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thực hiện Dự án xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc.

Theo đó, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư dự án xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc; đồng thời công ty này cũng là đơn vị được tỉnh giao đánh giá, báo cáo thực trạng ban đầu sự cố Hồ Núi Cốc. Đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi là Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam. Tiếp đó là Công ty CP đầu tư và Xây dựng Nam Thanh là nhà thầu được “chỉ định” thi công cho công trình khẩn cấp này.

Dự án cấp bách chậm trễ?

Được biết, dự kiến để khắc phục tình trạng khẩn cấp của Hồ Núi Cốc, tổng kinh phí được ông Đoàn Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đưa ra tại những lần họp khẩn cấp dự tính là 76 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách lấy từ nguồn quỹ dự phòng của tỉnh. Ngay sau đó, tổng số kinh phí lại được tỉnh Thái Nguyên điều chỉnh xuống 46 tỷ. 

Thái Nguyên: Chậm trễ khắc phục sự cố Hồ Núi Cốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp

Thái Nguyên: Chậm trễ khắc phục sự cố Hồ Núi Cốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp

Công tác khắc phục chậm trễ vì thiếu vốn

Thái Nguyên: Chậm trễ khắc phục sự cố Hồ Núi Cốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấpTheo nguồn tin của PV báo Công lý, tính đến 31/12/2017 tổng số kinh phí chính thức mới chỉ được duyệt là 20 tỷ đồng, vốn lấy từ nguồn dự phòng của tỉnh, số còn lại vẫn chưa chính thức được bố trí từ nguồn ngân sách nào. Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên cũng khẳng định: Hiện đầu năm 2018 tỉnh mới giải ngân cho chủ đầu tư là Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên khoảng 4 tỷ đồng.

Sự chậm trễ này càng được thể hiện trong việc Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, hiên tại ngành thủy lợi làm chủ về công nghệ để khắc phục và hoàn thành trong vòng 45 ngày. Tuy vậy, đến nay thời hạn 45 ngày đã qua, mùa mưa bão cũng qua được khá dài, nhưng công trường khác phục Hồ Núi Cốc vẫn đang ngổn ngang.

Đi tìm nguyên nhân vì sao với  một quyết định khẩn cấp nhưng lại triển khai “ì ạch” đến vậy, PV đã có những ghi nhận khá bất ngờ.

Tổng mức kinh phí để khắc phục sự cố ban đầu là 76 tỷ đồng. Điều khó hiểu là không biết ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã căn cứ vào tư liệu nào để có dự toán 76 tỷ ngân sách dự phòng tỉnh để khắc phục Hồ Núi Cốc, bởi ngân sách dự phòng của tỉnh Thái Nguyên năm 2017 chỉ có 74 tỷ đồng. Như vậy nếu UBND tỉnh phê duyệt tổng mức là 76 tỷ đồng có thể nhận thấy quỹ dự phòng của tỉnh sẽ trống, trong khi đó ngân sách này không chỉ dành cho khắc phục dự án Hồ Núi Cốc. Liệu có hay không việc ngân sách không đủ nên việc khắc phục tình trạng khẩn cấp của Hồ Núi Cốc rơi vào tình trạng “giật gấu vá vai” như trên và UBND tỉnh đã có công văn báo cáo với Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT, báo cáo Chính phủ về tình trang khẩn cấp này?

Ngày 14/07/2017, Bộ NN&PTNT có Công văn số 160 đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư bố trí ngân sách cho tỉnh Thái nguyên và kiến nghị Chính phủ bố trí cho tỉnh Thái Nguyên 67 tỷ từ dự phòng ngân sách Trung ương.

Ngày 15/07/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có CV số  5473 đề nghị Bộ Tài chính bố trí ngân sách cho tỉnh Thái Nguyên, đồng thời kiến nghị Chính phủ bố trí cho tỉnh Thái Nguyên 40 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách Trung ương.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại có văn bản trả lời với nội dung ghi nhận và báo cáo Chính phủ, đồng thời đề nghị tỉnh Thái Nguyên căn cứ theo theo Nghị quyết số 01 của Chính phủ về điều hành ngân sách Trung ương và tình hình thực tế tỉnh Thái Nguyên để sử dụng ngân sách dự phòng của tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh ra quyết định số 2344, ngày 7/8/2017 tạm bố trí 20 tỷ cho việc khắc phục dự án này sử dụng ngân sách địa phương.

Như vậy, một dự án cấp thiết đúng như những gì quyết định của tỉnh Thái Nguyên ban hành nhưng đang nhận được sự vào cuộc một cách “thận trọng” của các cơ quan liên quan. Câu hỏi dư luận đặt ra, nếu xảy ra sự cố Hồ Núi Cốc, ai là người chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này?

Đề nghị Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ bố trí nguồn tài chính hoặc có hướng dẫn cụ thể cho tỉnh Thái Nguyên sớm khắc phục sự cố Hồ Núi Cốc trước mùa mưa năm 2018.

Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên: Chậm trễ khắc phục sự cố Hồ Núi Cốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp