Các nghị sĩ Áo hôm thứ Tư đã phê chuẩn một đạo luật nhằm cấm khăn trùm đầu ở các trường tiểu học, một điều luật được đề xuất bởi chính phủ cánh hữu cầm quyền.
Để tránh bị cáo buộc là phân biệt đối xử với người Hồi giáo, luật ghi rõ cấm bất kỳ "trang phục có ảnh hưởng về mặt tư tưởng hoặc tôn giáo nào có liên quan đến việc che đầu".
Tuy nhiên, đại diện của cả hai liên minh cầm quyền, Đảng Nhân dân trung hữu (OeVP) và Đảng Tự do cực hữu (FPOe), đã nói rằng luật này nhắm vào đạo Hồi.
Người phát ngôn giáo dục thuộc đảng FPOe, bà Wendelin Moelzer nói rằng luật này là "tín hiệu chống lại Hồi giáo chính trị" trong khi nghị sĩ OeVP Rudolf Taschner nói rằng biện pháp này là cần thiết để giải thoát các cô gái khỏi "sự khuất phục".
Chính phủ nói rằng mũ patka của các chàng trai theo đạo Sikh hoặc mũ kippa của người Do Thái không bị cấm.
Mặc dù để tránh các cáo buộc rằng luật này phân biệt đối xử với người Hồi giáo, luật đã ghi rõ là cấm bất kỳ "trang phục ảnh hưởng ý thức hệ hoặc tôn giáo" nào liên quan đến việc che đầu, nhưng các thành viên của liên minh cầm quyền đã nói rõ luật này nhắm vào khăn trùm đầu của người theo đạo Hồi
Tổ chức cộng đồng Hồi giáo chính thức của Áo, IGGOe trước đây đã từng lên án các đề xuất về việc cấm này là "không biết xấu hổ" và là một "chiến thuật nghi binh".
IGGOe nói rằng trong mọi trường hợp, chỉ có một "số lượng rất nhỏ" các bé gái sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này.
Các nghị sĩ đối lập hầu như đều bỏ phiếu chống lại điều luật này, với một số cáo buộc chính phủ tập trung vào các vấn đề hình thức hơn là phúc lợi của trẻ em.
Chính phủ thừa nhận rằng luật này có thể gặp thách thức tại tòa án hiến pháp của Áo, với lý do phân biệt tôn giáo hoặc bởi những luật tương tự liên quan đến các trường học đã được thông qua với đa số 2/3 nghị sĩ.
OeVP và FPOe đã thành lập một liên minh vào cuối năm 2017 sau một cuộc bầu cử. Cả hai cùng có lập trường chống nhập cư cứng rắn và cảnh báo về sự nguy hiểm của cái gọi là "xã hội song song".