Vận chuyển pháo từ Nghệ An ra Thanh Hóa tiêu thụ

Thanh Phương| 13/11/2018 20:45
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngày 13/11, thông tin từ công an huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho biết, đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Trương Anh Dũng, sinh năm 1983 ở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang vận chuyển pháo nổ đi tiêu thụ.

Tại chỗ, Công an huyện Tĩnh Gia  đã thu giữ 15 hộp pháo giàn do Trung Quốc sản xuất có trọng lượng 17,4kg. Tại cơ quan Công an, Trương Văn Dũng khai nhận đã mua số pháo trên từ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sau đó vận chuyển ra huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa để tiêu thụ.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Vận chuyển pháo từ Nghệ An ra Thanh Hóa tiêu thụ

Cơ quan công an thu giữ số pháo nổ đối tượng Dũng vận chuyển ra Thanh Hóa

Pháo nổ là một trong các loại hàng hóa cấm kinh doanh được quy định trong Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Ngày 25/12/2008 Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC truy cứu trách nhiệm hình sự đúng và thống nhất đối với các hành vi phạm tội liên quan đến pháo nổ.
Theo điểm b và điểm d, phần 1 mục III của Thông tư, người nào mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ nhằm mục đích kinh buôn bán trong nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Buôn bán hàng cấm. Nếu thực hiện việc mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu. Tuy nhiên, người có hành vi vi phạm sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vật phạm pháp (pháo nổ) có số lượng từ 10 kg trở lên hoặc dưới 10 kg nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
Không chỉ có hành vi buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ pháo nổ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (hay còn gọi là đốt pháo) cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật hình sự. Khung hình phạt thấp nhất của tội phạm này là phạt tiền từ một triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến hai năm và cao nhất là phạt tù đến 7 năm. Nếu người đốt pháo gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì còn có thể vị truy cứu về tội danh khác tương xứng với hậu quả do hành vi đốt pháo gây ra.

 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vận chuyển pháo từ Nghệ An ra Thanh Hóa tiêu thụ