Niềm tin nào dành cho Yến?

PV| 28/10/2016 14:44
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Được biết đến là sản phẩm bồi bổ sức khỏe rất tốt, yến sào thường được bán với giá cao ngất ngưởng. Mang lại lợi nhuận lớn như vậy nên gần đây yến sào là mặt hàng thường xuyên bị làm giả, với “công nghệ” ngày càng tinh vi.

Vài năm trở lại đây, các cửa hàng bán sản phẩm yến sào mọc lên nhan nhản khắp nơi, ngay cả các quầy hàng tại các chợ lớn của TP.HCM như: Bình Tây, Bến Thành, An Đông... cũng bày biện đủ loại yến sào được quảng cáo là bổ dưỡng, lợi sức khỏe thu hút người tiêu dùng. Việc mọc lên như nấm, các cơ sở kinh doanh yến sào luôn tỉ lệ nghịch với cơ hội người dân được thưởng thức yến sào cao cấp đảm bảo chất lượng.

Nhan nhản trên đường yến sào giá rẻ

Yến sào Việt Nam là sản phẩm chất lượng cao trên thế giới, trong đó có yến sào Nha Trang, yến sào Hội An, yến sào Khánh Hòa... Ngoài ra, trên thị trường còn có các loại yến sào nhập khẩu từ các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia... với mức giá chừng 20 USD đến 30 USD (từ 4 triệu đến 7 triệu đồng /100gram). Giá yến sào nhập ngoại rẻ vậy là do yến sào nhập có chất dinh dưỡng kém hơn yến sào của Việt Nam. Với sự đa dạng về nguồn gốc như vậy, người tiêu dùng nhiều lúc trở nên "tẩu hỏa nhập ma" mới có thể phân biệt được các loại yến chất lượng.

Trong vai một nhân viên văn phòng cần mua một hộp yến sào cỡ 100 gram để biếu, tôi đến một số quầy hàng yến sào ở chợ Bến Thành. Khi đưa ra yêu cầu, chủ sạp hàng TH nhanh nhẩu đưa cho tôi xem một số loại yến sào khác nhau, yến màu trắng (bạch yến), yến huyết, yến đã qua chế biến thành từng lọ đóng gói trong một hộp lớn. Giá mà chủ hàng TH đưa ra là yến trắng chưa qua chế biến 4, 5 triệu, yến huyết 5 triệu, yến đã qua chế biến thì một hộp 8 lọ 430.000 đồng.

Nhìn qua chỉ là một hộp nhựa có chứa tai yến bên trong và được dán băng dính xung quanh. Tôi không thấy bất cứ một thông tin gì về sản phẩm, không dán nhãn mác hay ghi hạn sử dụng. Đem thắc mắc này hỏi chủ hàng thì ngay lập tức được trả lời: "Yến cao cấp, khỏi lo giả. Hàng không dán nhãn là do nhà tự làm, mua đi chị giảm giá cho". Nói xong chủ hàng đưa 3 ngón tay thể hiện nếu mua sẽ được giảm 300.000 đồng.

Viện lý do để từ chối, tiếp tục tôi tìm đến một cửa hàng yến sào rất lớn trên đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình, một nhân viên cửa hàng cho tôi biết, yến trắng nhà là 5, 4 triệu, yến trắng đảo là 7, 6 triệu, riêng yến huyết cũng 7, 6 triệu cho một hộp 100 gram. Như vậy, giá cả của các nơi bán cùng một loại yến lại khác nhau một cách rõ rệt. Tất cả những nơi bán đều tiếp thị sản phẩm thật, cao cấp, bổ dưỡng. Thế nhưng yến sào nào mới là yến sào đảm bảo chất lượng và xứng với giá trị đồng tiền mà người tiêu dùng bỏ ra thì đang còn nhiều điều phải kiểm chứng.

Chị Thu Anh, nhà ở huyện Tân Bình - TPHCM, kể: “Tôi mua yến sào tại một cửa hàng ở quận 1 – TPHCM về ăn. Lần đầu, tổ yến chưng xong nở to, có rất nhiều sợi dai. Đến lần thứ ba, tổ yến nở ít hơn, chỉ có lác đác vài sợi yến, số còn lại đã tan ra thành nước.” Mới đây, chị Nguyễn Vân, nhà ở quận 1 - TPHCM, phát hiện hộp yến sào của người quen tặng chị hồi tháng 10 có vài tai yến bị mốc, có tai bị nổi đường. Mang hộp yến sào này đến cửa hàng của một công ty uy tín nhờ kiểm tra, chị phát hoảng khi biết đó là yến chất lượng kém, có thể người bán đã xử lý qua các chất tẩy trắng, tẩm đường… và sấy không khô để ăn gian trọng lượng.

“Loạn” yến sào trên cả không gian mạng

Trên nhiều diễn đàn mạng về yến sào, bên cạnh việc thảo luận cách chế biến sao cho đúng các thành viên còn mách nhau về tình trạng yến sào giả tràn lan. Đặc biệt, các trang tin của những công ty kinh doanh mặt hàng này cũng tự cứu bằng cách đưa ra những thông tin về tổ yến giả, chiêu thức làm yến sào giả cũng như kinh nghiệm phân biệt hàng thật với hàng nhái. Theo đó, những chiêu thức làm yến sào giả bao gồm: yến trắng nhuộm thành yến huyết, yến độn (dùng tổ yến vỡ rồi vá, độn thêm tinh bột hay đường hoá học vào yến tinh chế), yến làm bằng tinh bột, phun sương để tăng trọng lượng… Đặc biệt, công nghệ làm sạch yến sào bằng thuốc tẩy cũng được phơi bày trên nhiều trang mạng xã hội.

Trên một blog, bài viết “Ăn tổ yến xem như đang tự sát” đề cập đến quy trình làm yến sào còn đính kèm hình ảnh chi tiết, cho thấy để làm sạch lông chim, tạo chất dính vào tổ yến, công nhân sau khi cắt nhỏ tổ yến đã ngâm vào thuốc tẩy. Sau vài tiếng đồng hồ, yến được vớt ra, để ráo và cho vào nước sôi trụng lần nữa cho bay mùi thuốc tẩy. Yến vụn này sẽ được cho vào khuôn, đóng thành tổ và đem sấy một ngày một đêm thì cho ra thành phẩm gồm nhiều dạng như: hình chiếc lá, hình tròn, hình dài... Để trở thành huyết yến, hoặc yến đặc biệt bán giá cao hơn, người ta nhuộm thêm màu vàng, đỏ... Không chỉ phơi bày công nghệ làm yến sào mất vệ sinh, bài viết còn cung cấp thông tin Malaysia và Indonesia mỗi năm sản xuất ít nhất 800 đến 2.000kg tổ yến. Một số nhà máy sử dụng H2O2 (hoá chất có độc tố rất mạnh, có thể gây ung thư, tuyệt đối cấm cho vào thực phẩm) để tẩy mùi tổ yến, còn SO2 và SO3 thì dùng để làm trắng tổ yến…

Các chuyên gia cho rằng, trong khi thị trường yến sào còn vàng thau lẫn lộn thì người tiêu dùng cần tham khảo kỹ thông tin để nhận biết yến sào thật – giả. TS.BS Trần ThịMinh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM có lời khuyên: “Tổ yến là thực phẩm có chứa các axít amin và một số vi khoáng chất nên có thể dùng bồi bổ cho người có tuổi, ăn uống kém, sức khoẻ yếu. Cách chế biến nên theo hướng dẫn nhà sản xuất, chủ yếu là chưng, hấp để bảo tồn các chất dinh dưỡng. Cần tìm địa chỉ đáng tin cậy để mua được hàng thật, tránh tình trạng đã mất nhiều tiền lại rước bệnh vào thân”.

Để tìm được những sản phẩm yến sào chất lượng, tốt cho sức khoẻ, tránh tiền mất tật mang cho bản thân và gia đình, thì phải lựa chọn những thương hiệu rõ ràng mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ. Như người dùng gần đây thường rỉ tai nhau về Dr Yến Vụn, một thương hiệu bán yến sào qua mạng, tuy không có bất cứ cửa hàng hay showroom nào trưng bày sản phẩm, lại có thể thuyết phục được hàng nghìn khách hàng sử dụng và trở thành khách hàng thân thiết. Bí quyết đơn giản chỉ là làm những điều một thương hiệu Yến sào phải làm, đó là có kiểm định chất lượng đầy đủ, chất lượng sản phẩm tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tư vấn tận tình giải đáp thắc mắc trọn vẹn cho khách hàng.

Niềm tin nào dành cho Yến?

Cần những sản phẩm tốt lấy lại niềm tin cho thị trường

Bà Mai Thị Hồng Hạnh, Phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết: Để các sản phẩm từ yến đến tay người dân phải qua khâu xét nghiệm chỉ tiêu hàm lượng như protein, cacbon hidrat, năng lượng, chất béo, đường,… có đạt theo hồ sơ công bố của đơn vị đó với cơ quan chức năng hay không. Theo Nghị định 89 của Chính phủ ban hành năm 2006 về quy chế nhãn mác và mới đây là Thông tư liên tịch số 34 của Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn ghi nhãn mác có quy định: Các sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường phải ghi rõ nhãn thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn. Kết quả kiểm tra thị trường yến năm 2014 giữa Sở Y tế kết hợp với các cơ quan chức năng khác, nhìn chung các mẫu kiểm nghiệm của sản phẩm yến có nhãn mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ đều đúng với hồ sơ công bố.

Yến sào vốn rất kén người mua vì giá thành cao, chất lượng chỉ có thể kiểm chứng sau thời gian dài sử dụng mà những kẻ gian thương thì có hàng trăm cách tinh vi làm hàng gian, hàng giả để ʺmóc túiʺ khách hàng. Trong bối cảnh đó, những thương hiệu trung thành với con đường ʺchính đạoʺ, đầu tư vào sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, xét nghiệm định kỳ, được chứng thực hiệu quả từ số lượng lớn khách hàng có uy tín như DrYenVun không chỉ giúp doanh nghiệp có được vị thế riêng, mà còn giúp lấy lại lòng tin của khách hàng trong một thị trường đầy khó tính.

“Người tiêu dùng cần tẩy chay với những sản phẩm có nhãn mác không ghi đủ thông tin theo quy định. Đối với các sản phẩm nhãn mác mờ nhạt, có dấu hiệu tẩy xóa, người tiêu dùng báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu sản phẩm bị phát hiện gắn nhãn mác giả sẽ xử lý nghiêm”, bà Hồng Hạnh khuyến cáo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Niềm tin nào dành cho Yến?